Khi mới sinh ra và trong suốt quá trình phát triển của mình, trẻ có nhu cầu thể hiện những mong muốn bằng một phản xạ rất quen thuộc - khóc. Tiếng khóc của trẻ sơ sinh có nhiều ý nghĩa khác nhau. Việc hiểu và nhận diện được những “yêu sách” của trẻ qua tiếng khóc sẽ giúp mẹ yên tâm hơn trong việc chăm sóc bé.

Khóc là một phản xạ của trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, khóc là phương tiện giao tiếp đầu tiên khi con ra đời. Bên cạnh đó tiếng khóc đầu đời của trẻ sơ sinh còn là dấu hiệu cho thấy bé của bạn có sức khỏe tốt khi sinh ra.

nhan-dien-nhu-cau-cua-tre-qua-tieng-khoc-1

Trẻ sơ sinh cất tiếng khóc chào đời là một phương tiện giao tiếp đầu tiên ( Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, tiếng khóc đầu tiên của bé khi ra khỏi bụng mẹ là phản xạ bình thường giúp kích thích phổi của bé bắt đầu làm việc. Trẻ sơ sinh khóc khi chào đời có nghĩa là bé có thể tự thở được và điều này còn giúp làm sạch phần nước ối còn sót lại trong phổi và mũi của bé.

Tiếng khóc đầu đời của trẻ sơ sinh còn chứng tỏ em bé ra đời khỏe mạnh và hệ hô hấp phát triển bình thường ( Ảnh minh họa)

Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh khi ra đời không có phản xạ khóc nghĩa là trẻ đang gặp vấn đề về hệ hô hấp hay trẻ đã mắc phải hội chứng hít phân xu. Nguyên nhân là do trẻ hít phải nước ối có chứa phân xu khiến phân xu xâm nhập vào đường hô hấp và phổi của trẻ làm tắc nghẽn hoặc gây trở ngại cho đường thở của bé. Trong trường hợp này các bác sĩ đỡ sinh buộc phải có những biện pháp thích hợp nhằm thông tắc đường thở của bé, đảm bảo cho quá trình hô hấp của trẻ diễn ra bình thường.

Vì vậy khi con yêu ra đời có thể khóc hoặc khóc to thì các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì đây là dấu hiệu con nói cho mẹ biết rằng “ con ra đời rất khỏe mạnh” đấy nhé!

Trẻ khóc khi quả quyết “đòi” thực hiện những yêu sách

Với những cặp vợ chồng lần đầu tiên làm bố, mẹ sẽ không khỏi lo lắng khi thấy con yêu quấy khóc. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu không đáng lo ngại vì có thể đó là  những “thông điệp” mà bé muốn gửi đến bố mẹ thay cho lời nói chưa phát ra trọn vẹn được.

Trẻ khóc là phương tiện để đòi hỏi những yêu sách nhất định cho bản thân ( Ảnh minh họa)

Bố mẹ có thể sẽ cảm thấy thú vị khi tìm hiểu những “yêu sách” của bé khi khóc thay vì việc quá lo lắng hay bất an. Việc “đọc vị” tiếng khóc của trẻ sẽ giúp mẹ nhẹ nhàng xử lý những vấn đề của con yêu.

Trẻ thường gắt khóc khi cảm thấy buồn ngủ.

Khi mẹ thấy con yêu khóc và thay đổi biểu hiện trên nét mặt với những động tác thái như chu môi, mếu, khóc không chảy nước mắt... thì rất có thể là lúc con muốn mẹ cho con một không gian yên tĩnh, đu đưa con bằng giọng nói hay câu hát ấm áp của mẹ.

Ngoài ra, bé có biểu hiện dụi mắt, khóc trong khi mắt nhắm và ngáp ( Ảnh minh họa)

Ngoài ra đối với các cô cậu khó ngủ hay ưa nịnh, mẹ có thể nhẹ nhàng vỗ hay xoa lưng để đưa trẻ vào giấc ngủ ngọt ngào.

Trẻ đói và “thèm” ăn

Khi mẹ để ý thấy con yêu mở to mắt, há miệng và khóc thì đừng cuống quýt hay lo sợ, chỉ là khi ấy em bé của bạn đang cần nạp năng lượng thôi. Hãy tinh tế để  nhận ra “đòi hỏi” chính đáng của con nhé.

Trẻ há miệng to và khóc là một trong những tín hiệu “đòi” ăn của trẻ ( Ảnh minh họa)

Lúc này, tiếng khóc của bé rất to, lặp đi lặp lại, thậm chí đối với các cô cậu “khó tính” hay đã rất đói bụng mà mẹ không nhận ra thì sẽ kèm thêm sự gắt gỏng nữa đấy. Mẹ hãy kiểm tra lại thời gian cho con ăn trước đó. Nếu con đã bú được 2-3 tiếng thì cần cho con ăn tiếp. Nếu con ăn chưa lâu, mẹ có thể kiểm tra lại lượng sữa vừa cho ăn để bổ sung.

Trẻ bị nghẹn, đau bụng hay khó chịu

Khi mới sinh ra, trẻ sơ sinh chưa có một hệ tiêu hóa ổn định. Do đó trẻ rất dễ bị nghẹn hay cảm thấy khó chịu hay ợ hơi. Điều này trẻ chỉ có thể “chia sẻ” với mẹ qua tiếng khóc. Nếu thấy con khóc to, dữ dội sau khi ăn thì rất có thể đó là dấu hiệu bé đau bụng. Lúc này mẹ có thể bế bé dựa đầu vào vai mình sau đó nhẹ nhàng vuốt và vỗ nhẹ lưng bé hay đặt bé lên gối đầu, một tay đỡ ngực và nâng cằm, tay kia vỗ lưng nhẹ.

Khi cảm thấy khó chịu vì bị bế sai tư thế hay thấy “khó ở” trong người trẻ cũng khóc rất lớn ( Ảnh minh họa)

Nếu thấy con yêu đang “vui vẻ” bỗng trở nên trầm hơn, mếu máo hay khóc lớn thì mẹ cần kiểm tra bỉm của con. Nếu không phải do bỉm ẩm ướt thì rất có thể do thức ăn rơi vãi, dính vào áo khiến bé khó chịu.

Khóc là âm thanh ngọt ngào đòi yêu thương

Trẻ sơ khi khi mới ra đời cũng có những “ngôn ngữ” giao tiếp nhất định. Nếu bố mẹ khéo léo nhận ra và đáp ứng những “yêu sách” của bé cũng sẽ góp phần giúp bé tăng cảm giác an toàn. Dù có thể chưa hiểu hết những “thông điệp” của con qua tiếng khóc thì mẹ vẫn có thể vỗ về con bằng cách ôm bé thật chặt, làm bé dịu đi bằng giọng nói, nhịp tim hay mùi cơ thể của bạn.

Phương pháp “da kề da” cũng khiến trẻ bớt khóc sau sinh ( Ảnh minh họa)

Thói quen để mặc bé khóc trong một thời gian dài có thể gây hại cho sự phát triển về tình cảm và tâm lý của trẻ. Trẻ sơ sinh khóc trong thời gian kéo làm nồng độ hoocmon căng thẳng cao bất thường gây ức chế sự phát triển của các mô thần kinh của não bộ, ngăn chặn sự phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ.

Trẻ “đòi” yêu thương khi cảm thấy bất an ( Ảnh minh họa)

Vì vậy trong những trường hợp bé yêu khóc gọi mẹ thì bạn nên cố gắng dừng những việc đang làm lại và nhẹ nhàng dỗ dành con, ôm con vào lòng và dành cho con những lời “tỏ tình có cánh” hay đơn giản chỉ là những cử chỉ yêu thương. Bởi đó là lúc con thực sự muốn gần mẹ.

Các bài viết khác

Bình luận

Viết bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên