Trước đây, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thường phát hiện muộn, việc điều trị cũng chưa thật tốt nên người bệnh thường tử vong trước khi biến chứng thận trở nên nặng nề. Ngày nay, nhờ những tiến bộ của y học cũng như trình độ hiểu biết của người bệnh được nâng cao, việc chẩn đoán và điều trị ĐTĐ đã được cải thiện rõ rệt, tuổi thọ của người bệnh kéo dài hơn. Lúc này biến chứng tại thận xuất hiện ngày càng tăng và là một trong những hậu quả xấu nhất của ĐTĐ. Có cách nào để ngăn ngừa biến chứng này?

Làm sao để phát hiện bệnh thận do ĐTĐ?

Dấu hiệu đầu tiên của tổn thương thận ĐTĐ là đạm niệu. Vì thế, tất cả các bệnh nhân ĐTĐ bắt buộc phải xét nghiệm tìm đạm niệu.

Có 3 phương pháp lấy nước tiểu để xét nghiệm: lấy mẫu nước tiểu ngẫu nhiên (thường là buổi sáng); lấy mẫu nước tiểu của cả ngày (24 giờ) và lấy mẫu nước tiểu trong một khoảng thời gian nhất định (3-4 giờ).

Trong giai đoạn đầu tiên của bệnh, đạm niệu không có, lúc này nên kiểm tra 6 tháng một lần. Tuy nhiên, đạm niệu sẽ xuất hiện muộn hơn sau một thời gian. Đầu tiên là vi đạm niệu, khi có vi đạm niệu phải kiểm tra 3 tháng 1 lần và cần điều trị đặc hiệu. Giai đoạn muộn hơn, bệnh sẽ chuyển sang loại đạm niệu lâm sàng. Lúc này bệnh thận biểu hiện rõ rệt hơn.

Làm sao để phát hiện bệnh thận do ĐTĐ?

Dấu hiệu đầu tiên của tổn thương thận ĐTĐ là đạm niệu. Vì thế, tất cả các bệnh nhân ĐTĐ bắt buộc phải xét nghiệm tìm đạm niệu.

Có 3 phương pháp lấy nước tiểu để xét nghiệm: lấy mẫu nước tiểu ngẫu nhiên (thường là buổi sáng); lấy mẫu nước tiểu của cả ngày (24 giờ) và lấy mẫu nước tiểu trong một khoảng thời gian nhất định (3-4 giờ).

Trong giai đoạn đầu tiên của bệnh, đạm niệu không có, lúc này nên kiểm tra 6 tháng một lần. Tuy nhiên, đạm niệu sẽ xuất hiện muộn hơn sau một thời gian. Đầu tiên là vi đạm niệu, khi có vi đạm niệu phải kiểm tra 3 tháng 1 lần và cần điều trị đặc hiệu. Giai đoạn muộn hơn, bệnh sẽ chuyển sang loại đạm niệu lâm sàng. Lúc này bệnh thận biểu hiện rõ rệt hơn.


Kiểm soát tốt đường huyết để ngăn ngừa biến chứng thận do đái tháo đường.

Kiểm soát tốt đường huyết để ngăn ngừa biến chứng thận do đái tháo đường.

Quá trình từ khi không có đạm niệu đến khi xuất hiện bệnh thận lâm sàng tuỳ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh, thể bệnh ĐTĐ và chất lượng điều trị. Đạm niệu vi thể hiện diện ở 40-50% bệnh nhân sau khi khởi bệnh từ 10-15 năm. Nếu không được can thiệp đúng sẽ có khoảng 20-40% chuyển thành bệnh thận lâm sàng sau 15-20 năm. Khi đã biểu hiện bệnh thận rõ ràng, khả năng lọc của thận giảm dần và trong vòng 5-10 năm sẽ chuyển thành suy thận giai đoạn cuối. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp, bệnh nhân đến bệnh viện khi đạm niệu nhiều, hay thận đã suy vì trước đó không đi kiểm tra và bệnh ĐTĐ âm ỉ tiến triển đã phá hủy hệ thống thận tiết niệu. Thêm vào đó, việc điều trị không đúng, dùng thuốc sai chỉ định sẽ nhanh chóng làm bệnh thận nặng lên.

Thời gian từ khi mắc bệnh đến khi suy thận nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc phát hiện sớm và điều trị đầy đủ. Đạm niệu không chỉ là biểu hiện sớm của tổn thương thận mà còn là một chỉ điểm của nguy cơ cao biến chứng tim mạch và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ĐTĐ có đạm niệu thì nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim cao gấp 2 lần so với người không có đạm niệu.

Ngoài đạm niệu, tăng huyết áp (THA) cũng là một biểu hiện hay gặp trong bệnh thận ĐTĐ. THA vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của tổn thương thận. Con số huyết áp có thể cao trung bình, cũng có thể cao thành từng cơn. 30% bệnh nhân ĐTĐ mới mắc có biểu hiện THA và 70% bị THA trong giai đoạn bệnh thận nặng. Tuy nhiên dù bằng hình thức nào, THA cũng sẽ làm chức năng hoạt động của thận suy giảm nhanh chóng hơn. Người bệnh béo phì, lười vận động, ăn mặn có nguy cơ THA hơn nhiều lần.

Triệu chứng khác cũng hay gặp là phù. Phù thận thường phù mặt, phù trắng, mềm. Nặng hơn là phù toàn thân, tràn dịch các màng tim, màng phổi, màng bụng. Các dấu hiệu khác như đau lưng, thiếu máu, tiểu đêm... cũng có thể gặp nhưng ít hơn và không đặc hiệu.

Phòng ngừa biến chứng thận do ĐTĐ thế nào?

Kiểm soát tốt đường huyết: Khi điều chỉnh đường huyết tốt có thể ngăn chặn được bệnh thận tiến triển. Nghiên cứu tại Anh trên 3.867 bệnh nhân cho thấy, nếu điều trị tích cực và thực hiện chế độ ăn kiêng chặt chẽ giảm được 25% nguy cơ biến chứng. Một nghiên cứu khác tại Nhật Bản cho thấy, nếu điều trị ổn định đường máu sẽ kéo dài thời gian bị biến chứng tới 6 năm. Các thuốc hay dùng là insulin, sulfourea. Cần chú ý một số thuốc điều trị ĐTĐ thải trừ qua thận, nên khi thận đã tổn thương có thể làm tăng các tác dụng phụ. Người bệnh cần được tư vấn điều trị cho phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Người bệnh cũng cần theo dõi sát nồng độ HbA1c vì đây cũng là xét nghiệm nói lên sự tương quan giữa tổn thương thận và điều chỉnh đường huyết.

Kiểm soát tốt huyết áp và đạm niệu: Thay đổi lối sống và chế độ ăn là phương thuốc hữu hiệu làm giảm bệnh. Không hút thuốc lá, giảm cân, chú ý tăng cường hoạt động thể lực, tập thể dục và sinh hoạt đều đặn. Chế độ ăn nhạt vừa phải, giảm mỡ không chỉ làm giảm huyết áp mà còn làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch khác. Mục đích hạ áp ở người ĐTĐ là đưa con số xuống 120/80mmHg.

Các thuốc hay dùng là ức chế men chuyển đổi angiotensin hay ức chế thụ thể ARB. Việc giảm huyết áp sẽ ngăn chặn nguy cơ biến chứng mạch máu lớn cũng như vi mạch và khống chế tốt huyết áp và đạm niệu sẽ làm chậm tiến triển bệnh thận ĐTĐ.

Các biện pháp ngăn chặn tiến triển bệnh thận do ĐTĐ

Biện pháp chính: Kiểm soát huyết áp (mục tiêu dưới 130/80mmHg, ưu tiên dùng thuốc ức chế men chuyển), kiểm soát đường huyết (HbA1c dưới 7%).

Biện pháp bổ sung: Điều trị rối loạn mỡ máu, không hút thuốc lá, hạn chế đạm trong chế độ ăn, giảm cân và tăng cường hoạt động thể lực.

Nguồn Suckhoedoisong - TS. Đình Tùng

Các bài viết khác

Bình luận

Viết bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên