Đôi khi chúng ta nghe thấy những lời khuyên rằng không nên ăn trái cây sau bữa ăn, mà nên ăn trước bữa ăn. Liệu như vậy có thực sự đúng? Bài viết sau đây sẽ giải thích cho bạn vấn đề này.

Quá trình lên men của thực phẩm sau khi được nạp vào cơ thể

Lời khuyên trên xuất phát từ lập luận rằng đường trong trái cây không nên ở lại quá lâu trong dạ dày, nếu không sẽ xảy ra quá trình lên men, gây đầy hơi và trướng bụng.

Lên men thực chất là quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng. Nó cũng là quá trình lên men từ nho để làm rượu vang, hay quá trình lên men sữa thành sữa chua. Để xảy ra việc lên men cần thiết sự hiện diện của ít nhất hai thành phần: đường và vi khuẩn (chưa kể đến nhiệt độ và các điều kiện môi trường khác).

Khi bạn ăn một loại trái cây, trong dạ dày sẽ xuất hiện các loại đường của trái cây. Còn các con vi khuẩn, liệu chúng có tồn tại trong dạ dày?

trai cayBạn có thể ăn trái cây trước hay sau bữa ăn tùy khẩu vị và thói quen của mình.

Ăn trái cây trước bữa ăn - nên không?

Trong thực tế, ngay sau khi thức ăn vào đến dạ dày, dạ dày thải ra một lượng lớn axit làm giảm độ pH trong dạ dày xuống rất thấp (pH=1-3). Ở môi trường này thì hơn 99,9% vi khuẩn bị tiêu diệt (trừ một số loại vi khuẩn như Helicobacter pylori - nguyên nhân gây ra bệnh loét dạ dày là có thể chịu được môi trường axit này). Đây chính là một cơ chế bảo vệ mà con người chúng ta đã có được trong quá trình tiến hóa để tăng cơ hội sống sót, bởi vì thực phẩm luôn là nguồn mang rất nhiều vi khuẩn khác nhau, có thể gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, việc có môi trường axit giúp cho quá trình tiêu hóa các thức ăn thành các chất đơn giản hơn, dễ hấp thu dinh dưỡng trong ruột sau đó.

Đến đây ta có thể thấy rõ ràng rằng hoạt động bình thường trong hệ tiêu hóa không cho phép bất kỳ quá trình lên men nào trong dạ dày do ăn trái cây có thể xảy ra. Lý do đưa ra để tư vấn cho việc ăn trái cây trước bữa ăn là hoàn toàn vô lý. Vậy ăn trái cây lúc nào tốt nhất?

Ăn trước hay sau tùy khẩu vị mỗi người

    Chúng ta luôn ăn trái cây từ ngày có sự xuất hiện của con người trên trái đất, tính ra cũng phải ít nhất 9 triệu năm và cơ thể chúng ta hoàn toàn thích nghi để tiêu thụ loại thực phẩm này.

    Bạn có thể ăn trái cây trước hay sau bữa ăn tùy khẩu vị và thói quen của mình. Trái cây cung cấp chất xơ, các vitamin, khoáng chất, các chất chống ôxy hóa tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ các bệnh tiểu đường, tim mạch, mỡ máu hay ung thư. Chúng tốt hơn rất nhiều so với các món tráng miệng sau bữa ăn khác như bánh ngọt hay kem sau bữa ăn - những loại thực phẩm bổ sung nhiều đường làm tăng nguy cơ béo phì, tim mạch.

    nen-an-trai-cay-truoc-hay-sau-bua-an-1

    Trong trường hợp hệ tiêu hóa có vấn đề, nên ăn trái cây vào các bữa phụ (sáng hay chiều) giữa các bữa ăn chính và không nhất thiết phải ăn trước bữa ăn.

    Chuyên gia mách nhỏ

    Trong một số trường hợp nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa thì nên thay đổi cách ăn trái cây để có được dinh dưỡng chuẩn:

    Nếu hệ thống tiêu hóa của bạn nhạy cảm, đường fructose phổ biến có trong các loại trái cây có thể bị khó tiêu hóa. Và nếu nó được ăn cùng hay gần bữa ăn, loại đường này sẽ hút nước vào trong ruột, gây ra trướng bụng. Trong trường hợp này nên ăn trái cây vào các bữa phụ (sáng hay chiều) giữa các bữa ăn chính và không nhất thiết phải ăn trước bữa ăn.

    Nếu hệ thống tiêu hóa yếu hoặc có bệnh, các chất xơ có trong trái cây cũng có thể gây ra cảm giác đầy hơi. Một lần nữa, bạn nên ăn các loại trái cây cách xa bữa ăn.

    Tóm lại, bạn có thể cảm nhận cơ thể tốt hơn bằng cách ăn các loại trái cây trước bữa ăn, rất có thể nó đang thông báo hệ thống tiêu hóa của bạn đang mệt mỏi hay có vấn đề và ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng đó chứ không phải chỉ do các loại trái cây hay cách ăn chúng.

    TS. Sinh học - Thực phẩm Lê Đoàn Thanh Lâm

    Các bài viết khác

    Bình luận

    Viết bình luận

    Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên