Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội - Hoàng Đức Hạnh cho biết: Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 300 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có tử vong. Dịch tay, chân, miệng ghi nhận 281 ca mắc. Còn tại TP HCM, từ cuối tháng 9 đến nay, hơn 300 bệnh nhi tay chân miệng nhập viện Nhi đồng 1, tăng gấp 3 lần so với tháng trước.

Tiến sĩ Ngô Ngọc Quang Minh, Trưởng Phòng kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết số trẻ nhập viện vì tay chân miệng đang tăng nhanh, bắt đầu từ mùa tựu trường đến nay. Vào tháng 8 khoảng 80 trẻ nhập viện một tuần, đến giữa tháng 9 đã lên đến 150 trẻ và những tuần cuối tháng 9 tăng lên 300 bệnh nhi. Có hơn 10 bé mắc tay chân miệng nặng độ 3, 4.

Theo các bác sĩ khoa nhiễm, đỉnh của dịch tay chân miệng thường vào tháng 10 và 11. Hiện mới đầu mùa dịch nhưng số bệnh nhân gia tăng nhanh chóng, các phụ huynh nên cảnh giác. Triệu chứng tay chân miệng thường là sốt nhẹ 2 ngày, hết sốt thì bỏng miệng, có bé bỏ ăn sau đó nổi mẩn, bóng nước. Trẻ sốt cao khó hạ, nôn ói nhiều, ngủ giật mình chới với là có triệu chứng bị tay chân miệng. Một số trẻ bị run tay chân, nổi bóng, nổi vân, tay chân lạnh là dấu hiệu quá nặng, có biến chứng. Có bé không sốt nhiều, lở miệng, nổi bóng nước, qua ngày thứ 3-4 thì diễn tiến nặng hơn rất nhanh.

Gia đình có trẻ mắc bệnh thì phải báo ngay với trường để nhà trường kịp thời khử trùng, vệ sinh lớp học đề phòng dịch bệnh lây lan cho học sinh khác. Trẻ bị nhiễm cần phải cách ly đến trường tối thiểu 10 ngày. Có thể phòng ngừa bệnh bằng cách vệ sinh nơi ở, rửa tay dưới vòi nước, rửa bằng xà phòng để virus trôi đi. 

Cùng với bệnh tay chân miệng, dịch sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh chóng khiến các bệnh viện nhi ở TP HCM rơi vào tình trạng quá tải nhất trong vòng 10 năm qua. Các bé phải nằm 2-3 cháu trên một giường, nằm cả dưới sàn và hành lang bệnh viện. 

Cuối tuần qua, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng ghi nhận một bệnh nhi 3 tuổi tử vong vì bệnh tay chân miệng. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và rất dễ lây, thường lây nhanh qua đường tiêu hóa và trẻ sống cùng nhà, sinh hoạt cùng nhà trẻ. Bệnh xảy ra theo 2 mùa trong năm, từ tháng 2 đến tháng 5 và sau đó từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm.

Bệnh tay chân miệng không phải là bệnh mới xuất hiện, trong tài liệu y khoa đã nói đến từ lâu. Tuy nhiên, đa số bác sĩ và người dân đều không biết đến bệnh này vì trước đây bệnh chủ yếu là do tác nhân coxsakie rất lành tính. Gần đây trên thế giới đã phát hiện thêm một tác nhân mới rất nguy hiểm cũng gây ra bệnh là enterovirus 71. Tác nhân này nguy hiểm vì nó có thể gây biến chứng não và tim, gây tử vong cao và rất nhanh.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng rất dễ nhận biết nếu chú ý. Đó là các bóng nước có kích thước 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục. Bóng nước xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau. Bóng nước còn xuất hiện trong miệng và khi vỡ ra gây những vết loét trong miệng khiến trẻ đau, chảy nước miếng.

Khi nổi bóng nước, trẻ có thể sốt nhẹ, quấy do đau miệng, bỏ ăn. Bóng nước sẽ tự xẹp đi và tự khỏi sau 5-7 ngày. Một số trẻ có kèm nôn ói, tiêu chảy ngay khi nổi bóng nước hay khi bóng nước đã xẹp.

Đa số các trường hợp bệnh sẽ tự khỏi nhưng nếu bệnh do tác nhân enterovirus 71, một số trẻ có biến chứng tim mạch hô hấp, thần kinh rất nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não. Điều nguy hiểm hơn là các biến chứng này rất khó phát hiện sớm nếu thầy thuốc không có kinh nghiệm và người nhà không chú ý.

Trẻ có biến chứng não thường không hôn mê sâu mà có những triệu chứng khó nhận thấy như khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ. Trẻ có thể biểu hiện hoảng hốt, nói lảm nhảm, chới với, run tay chân, co giật. Triệu chứng khác có thể thấy khi có biến chứng như sốt rất cao, nôn ói nhiều, da nổi bông, mạch nhanh nhưng không sốt cao, yếu tay chân, méo miệng. Khi trẻ có biến chứng nếu không điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ.

Chăm sóc tại nhà khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, trẻ thường dễ ăn hơn nếu thức ăn không cay, không mặn, không nóng.

- Dùng thuốc giảm đau hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày.

Những trường hợp trẻ có thể bị biến chứng

Sốt hơn 2 ngày.

-  Sốt trên 39 độ C.

Sốt cao và khó hạ sốt.

Nôn ói nhiều.

Các bé có dấu hiệu trên nên mang đến bệnh viện khám.

Trẻ nào đang bị biến chứng

- Giật mình chới với (thường lúc bắt đầu thiu thiu ngủ). Phụ huynh cần biết phát hiện dấu hiệu này.

Li bì, ngủ nhiều.

Run tay chân, đi đứng loạng choạng, yếu tay, yếu chân.

Các bé có dấu hiệu trên nên nhập bệnh viện ngay.

Trẻ nào đã bị biến chứng nặng

Thở mệt.

Khóc khan.

Da nổi bông, lạnh tay chân.

- Mạch nhanh.

Huyết áp cao.

Các bé có dấu hiệu trên cần nhập viện gấp và theo dõi sát.

Trẻ bị tay chân miệng sẽ phát tán virus lây cho người xung quanh, nên cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày, tránh tiếp xúc với trẻ bệnh khi ở chung nhà vì bệnh rất dễ lây từ trẻ này sang trẻ khácHiện nay, tác nhân enterovirus 71 chưa có thuốc chủng ngừa nên cách phòng ngừa là bảo đảm vệ sinh trong ăn uống. Tại lớp trẻ học và tại nhà phải được vệ sinh bằng dung dịch sát trùng ở sàn nhà, đồ chơi và các vật dụng sinh hoạt khác.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh

Vì tính chất của bệnh tay chân miệng dễ lây lan và việc phát tán mầm bệnh khá dễ khi có sự tiếp xúc với nguồn bệnh cũng như ở trong khu vực phát bệnh. Do sự quá tải của các bệnh viện, bố mẹ có thể nhanh chóng mang con đến PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Y CAO - 262 Cầu Giấy để kiểm tra. Nếu trẻ xác định mắc bệnh TCM, các sĩ sẽ cho phác đồ điều trị đúng và hướng dẫn chúng ta cách chăm sóc trẻ tránh biến chứng, gây nguyên hại đến tính mạng của trẻ.

Chung tay vì sức khỏe cộng đồng - ycaocaugiay.com



Các bài viết khác

Bình luận

Viết bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên