1. Dấu hiệu COVID 2025, triệu chứng mới khi COVID-19 bùng phát 2025 là gì?

1.1. Biến thể mới COVID-19 2025 là gì?

Trước diễn biến COVID-19 bùng phát trở lại, bài viết này sẽ cung cấp các thông tin cấp thiết về dấu hiệu COVID 2025, giải đáp về triệu chứng COVID mới 2025, quý khách hàng có thể tham khảo triệu chứng covid chủng mới.

Theo thông tin trước đó, được cho là biến thể mới của COVID-19 2025 là biến chủng SARS-CoV-2 mới Omicron XEC. Việc Thái Lan bùng phát COVID-19 cũng được cho là liên quan đến Omicron XEC, không chỉ vậy, biến chủng này đang lưu hành tại hơn 50 quốc gia khác. Chính vì vậy, cần tìm hiểu về triệu chứng covid chủng mới để kịp thời phát hiện, phòng ngừa.

Tuy nhiên, theo thông tin hiện tại, biến chủng COVID-19 mới đã được phát hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới là biến chủng NB.1.8.1. Biến chủng này được phát hiện là ngày 22/1, đến hiện tại đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều khu vực khác trên thế giới. Hiện tại, biến chủng COVID-19 mới, biến chủng NB.1.8.1 đang được theo dõi.

1.2. Biến chủng này có nguy hiểm hơn những biến thể cũ không?

(i) Biến chủng Omicron XEC

Omicron XEC thuộc dòng Omicron là kết quả của sự tái tổ hợp giữa hai dòng phụ KS.1.1 và KP.3.3. Biến chủng mới của COVID-19 nhiều đột biến ở vùng gai proteinl, vì vậy, Omicron XEC có khả năng lẩn trốn hệ miễn dịch và lây lan nhanh. Tuy nhiên, đến hiện tại vẫn chưa có bất kì bằng chứng nào chứng minh XEC có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn so với những biến thể SARS-CoV-2 từng phát hiện trước đó, nhưng mức độ nguy hiểm đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch , người đang mắc bệnh nền vẫn rất cao.

(ii) Biến chủng NB.1.8.1

Biến chủng COVID-19 mới, biến chủng NB.1.8.1 là hậu duệ của XDV.1.5.1, thuộc nhóm JN.1, có lợi thế tăng trưởng cao, lây lan mạnh hơn rõ rệt so với các biến chủng như XEC. Tốc độ lan nhanh của NB.1.8.1 đang chiếm đa số ca nhiễm toàn cầu, bởi mang nhiều đột biến đáng lo ngại như T478I, A435S và V445H. Điều này khiến virus tăng khả năng bám dính vào tế bào người, dẫn đến sự lan truyền, lây nhiễm với tốc độ nhanh hơn. Giới khoa học cảnh báo về một chu kỳ bùng phát dịch mới, do sự lây nhiễm nhanh chóng của biến chủng NB.1.8.1, đặc biệt là vào mùa hè và mùa đông, những thời này được ghi nhận đỉnh dịch. Tuy nhiên, Sở Y tế TPHCM khẳng định, số ca mắc COVID-19 gia tăng gần đây do biến chủng mới NB.1.8.1 là "hiện tượng thông thường".

1.3. Đã có vắc xin đối với biến thể mới COVID-19 2025 chưa?

Về vắc xin, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã có tài liệu chỉ dẫn cho rằng các loại vắc xin phòng SARS-CoV-2 hiện tại phát huy hiệu quả với biến thể Omicron XEC. Việc tiêm vắc xin sẽ giúp người nhiễm bệnh giảm tỷ lệ diễn biến nặng và nguy cơ tử vong và tương tự với biến chủng NB.1.8.1. Nói cách khác, hiện tại vẫn chưa có thông tin cụ thể về loại vắc xin mới.

1.4. Dấu hiệu COVID 2025, triệu chứng mới của COVID-19 2025 là gì?

Dấu hiệu COVID 2025, triệu chứng COVID mới 2025 cơ bản tương tự như những biến thể cũ:

(i) Biến chủng Omicron XEC

Ho

Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở người nhiễm bệnh. Ho khan, ho kéo dài và ngứa rát họng.
Triệu chứng này, thậm chí có thể kéo dài đến khi các triệu chứng khác biến mất.

Sốt cao hoặc ớn lạnh

Khi virus xâm nhập, cơ thể sẽ có phản ứng như sốt cao hoặc ớn lạnh, nhứt mỏi cơ thể và sẽ kéo dài trong khảong từ 02 – 03 ngày.
Đây là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang phản kháng lại với virus
Lúc này, thân nhiệt của người bệnh có thể tăng nhẹ từ 37.5 độ C đến 38.5 độ C.

Tuy nhiên, đối với nhóm người mắc bệnh nền thì triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Đau họng

Đau họng, khó nuốt, khô rát họng. Đây là dấu hiệu sớm khi mắc bệnh, tuy nhiên, do triệu chứng này khá phổ biến nên người bệnh thường chủ quan và bỏ qua.

Mệt mỏi, kém tập trung

Cơ thể người bệnh sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, kém tập trung, nguyên nhân là do virus có thể đã tác động đến hệ thần kinh và có thể kéo dài đến khi những triệu chứng khác đã thuyên giảm, hoặc đã khỏi bệnh vài ngày đến vài tuần.

Mất vị giác hoặc khứu giác

Đây là triệu chứng đặc trưng của COVID-19 mà không phải người bệnh nào cũng mắc phải. Sẽ có trường hợp mất cả vị giác và khướu giác, cũng có trường hợp không mất vị giác hay khướu giác.

(ii) Biến chủng NB.1.8.1

Các triệu chứng của biến chủng Omicron như: Đau họng, mệt mỏi, ho nhẹ, nghẹt mũi và đau nhức cơ.

Tăng thân nhiệt dai dẳng

Khi virus xâm nhập, cơ thể sẽ có phản ứng như sốt cao hoặc ớn lạnh, nhứt mỏi cơ thể và sẽ kéo dài trong khảong từ 02 – 03 ngày.
Đây là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang phản kháng lại với virus
Lúc này, thân nhiệt của người bệnh có thể tăng nhẹ từ 37.5 độ C đến 38.5 độ C.

Tuy nhiên, đối với nhóm người mắc bệnh nền thì triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Sốt nhẹ

Đây là dấu hiệu sớm và khó nhận biết, dễ bị người bệnh bỏ qua. Thông thường, người mắc bệnh sẽ gặp tình trạng sốt nhẹ, nhưng kéo dài.

Chán ăn

Chán ăn là triệu chứng phổ biến của COVID-19 khi cơ thể bị virus xâm nhập, chủ yếu là do các yếu tố khác như phản ứng miễn dịch của cơ thể, rối loạn tiêu hóa và rối loạn cảm giác...

Đau đầu

Đau đầu là dấu hiệu ban đầu rất phổ biến của COVID -19. Khi bắt đầu nhiễm bệnh, người bệnh sẽ bị đau đầu và cơn đau đầu thường diễn ra trong khoảng 3 - 5 ngày.

Theo đó, cơn đau có thể sẽ dai dẳng và kéo dài lâu hơn bình thường.

Rối loạn tiêu hóa nhẹ

Theo bác sĩ Đinh Thế Tiến, Khoa khám hậu Covid-19, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Covid-19 có thể làm ảnh hưởng tới mọi cơ quan. Ngoài con đường đi vào phổi qua hô hấp thì virus có thể đi theo con đường tiêu hóa bằng cách các gai của virus gắn vào các tế bào của hệ thống ACE2. Mà các thụ thể men chuyển ACE2 có rất nhiều trên hệ tiêu hóa, từ gan mật, đến đường tiêu hóa ống.

Khi thấy người mệt mỏi, có dấu hiệu bất thường, hãy đến kiểm tra sức khỏe tại phòng khám ĐK Y Cao - 260 Cầu Giấy. Liên hệ: Hotline 0962111311.

Theo phap luat doanh nghiep

Các bài viết khác

Bình luận

Viết bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên