Tôi 36 tuổi, hay bị nổi mày đay phù khắp người, rất ngứa và khó chịu. Các nốt sẩn này lặn đi sau vài ngày, nhưng lại tiếp tục nổi lên.

Mày đay có tổn thương đặc trưng là phát ban hoặc phù mạch. Phát ban đặc trưng là các sẩn phù được bao quanh quầng đỏ, rất ngứa. Còn sưng phù thì biểu hiện da phía trên đỏ hoặc bình thường, ít ngứa nhưng đau và rát bỏng.Đa số bệnh mày đay là cấp tính, có thể hết sau 72 giờ, khi bệnh kéo dài trên 6 tuần, các sẩn phù nhỏ hoặc lan rộng thì được gọi là tự phát.


    co-thuoc-tri-dut-diem-benh-may-day-nguyen-phat-1

    Điều trị bệnh này đòi hỏi sự kiên trì và bạn phải tuân thủ dùng thuốc đúng chỉ định. Như trong thư bạn đã đề cập, bác sĩ kê đơn thuốc chống dị ứng, đó chính là lựa chọn can thiệp ban đầu để xử trí mày đay tự phát

    Thuốc chống dị ứng này chủ yếu là các kháng histamine H1 thế hệ 1 (promethazin, chlorpheniramin, diphenhydramin) hoặc thế hệ 2 (cetirizin, loratadin, fexofenadin, acrivastin). Nếu các đợt bùng phát mày đay tiếp tục và nghiêm trọng, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc glucocorticoid toàn thân điều trị trong thời gian ngắn.

    Có một loại thuốc được bác sĩ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng nếu không đáp ứng tốt với kháng histamine liều cao, đó là bổ sung omalizumab. Tuy nhiên, hiện nay giá thuốc omalizumabkhá đắt. Hơn nữa, loại thuốc này trên thực tế lâm sàng vẫn còn nhiều trường hợp điều trị mày đay nguyên phát không mang lại hiệu quả cao.

    Để phòng ngừa và hạn chế tái phát, bạn cần can thiệp vào lối sống hằng ngày: Dừng tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng; hạn chế gãi, chà xát mạnh trên da; có thể áp lạnh hoặc tắm lạnh, tránh tắm nóng; tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp; tẩy giun sán định kỳ, chống táo bón; mặc quần áo chất cotton nhẹ nhàng, vừa vặn, thoáng mát; tránh các hoạt động nặng nhọc hoặc các nguyên nhân gây ra mồ hôi và cố gắng nghỉ ngơi, giảm các stress...

    Nguồn: BS. Lê Đức Thọ - Suckhoedoisong

    Các bài viết khác

    Bình luận

    Viết bình luận

    Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên