Mắt là tấm gương phản chiếu chính xác một số bệnh đang ẩn bên trong. Ví dụ rối loạn chuyển động mắt, thường là dấu hiệu cảnh báo một cơn đột quỵ có thể sắp xảy ra.
Có một cách đơn giản, là quan sát những thay đổi trong khi kiểm tra mắt, đáy mắt, bạn có thể tìm thấy nhiều bệnh có tính hệ thống đang phát triển bên trong cơ thể. Hãy thử xem 4 gợi ý này để phòng bệnh hiệu quả, kịp thời.
1. Bệnh cao huyết áp
Khi bị tăng huyết áp tính nguyên phát, mạch máu võng mạc sẽ co thắt, thu hẹp, các thành mạch máu dày lên, trong trường hợp bị nặng sẽ xuất hiện rớm máu, xuất huyết hoặc nổi đốm cộm lên.
Khi bị tăng huyết áp sẽ có biểu hiện tương ứng với các triệu chứng trên xuất hiện ở đáy mắt cả về thời gian, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.
Vì thế, việc kiểm tra đáy mắt có thể giúp bạn chẩn đoán sự tăng huyết áp, quan sát được sự tiến triển của bệnh và hiểu được kết quả điều trị đã phù hợp hay chưa.
Việc tự xem đáy mắt giúp bạn biết lúc nào nên kiểm tra huyết áp, uống thuốc hợp lý. Nên kiểm tra đáy mắt mỗi 3-6 tháng/lần.
2. Bệnh tiểu đường
Biến chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh tiểu đường chính là xuất hiện các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, rối loạn vận động mắt, 25% bệnh tiểu đường tuýp 2 được chẩn đoán bị bệnh lý võng mạc ngay trong lần đầu khám bệnh.
Đây là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, là một trong những bệnh chính gây ra mù lòa.
Người mắc bệnh tiểu đường thời gian càng dài thì bệnh lý võng mạc càng nặng. Vì vậy, ngay cả khi chưa chẩn đoán được bệnh tiểu đường ở giai đoạn sớm, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra đáy mắt định kỳ để phát hiện bệnh.
Đến khi bệnh tiểu đường tiến triển đến giai đoạn 2 sẽ xuất hiện dấu hiệu võng mạc phù nề, dẫn đến giảm thị lực, thậm chí mắt bị tối, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào tỉ lệ biến đổi của thị lực.
Tiểu đường giai đoạn cuối có thể gây xuất huyết thủy tinh thể, võng mạc bong, thậm chí mù lòa.
Việc đo thị lực, đo nhãn áp, kiểm tra mắt mỗi năm một lần cũng có thể giúp bạn phát hiện bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Khi bị bệnh lý võng mạc, cần phải khám lại nhiều lần trong năm để phát hiện và điều trị kịp thời.
3. Bệnh mỡ máu (Cholesterol) cao
Người có lượng mỡ máu cao sẽ làm đáy mắt thay đổi, võng mạc xuất hiện các hạt lớn lắng đọng trên các động mạch gây ra hiện tượng bị khúc xạ ánh sáng.
Khi nhìn thấy hiện tượng mắt như vậy bạn nên đặt giả thiết đã bị mỡ máu, cần đi khám để đo hàm lượng cholesterol cao, định kỳ từ 1-3 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời.
4. Bệnh đột quỵ
Nghiên cứu cho thấy người có sự thay đổi mạch máu nhỏ ở võng mạc có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường tới 70%.
Những thay đổi này bao gồm phình nhỏ hoặc có đốm máu nhỏ trên mạch máu, hoặc mạch máu nhỏ bị vỡ tạo nên những vệt máu loang, nổi đốm trong mắt.
Người bị đột quỵ khi khám đáy mắt nếu tìm thấy có xuất huyết võng mạc, hoặc mạch máu đan chéo, dấu vết co thắt cho thấy có thể đang bị xơ cứng động mạch.
Càng xuất hiện nhiều dấu hiệu xơ vữa động mạch nặng bao nhiêu thì khả năng xuất hiện một cơn đột quỵ sẽ càng lớn bấy nhiêu.
Đặc biệt khi bệnh nhân là người cao tuổi mà bị rối loạn chuyển động mắt, thường là dấu hiệu cảnh báo một cơn đột quỵ có thể sắp xảy ra. Nên đặc biệt chú ý dấu hiệu này.
Những người có tiền sử đột quỵ, ngoài việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe thì sau tuổi 40 nên kiểm tra đáy mắt hàng năm, phát hiện ra bệnh sớm để điều trị kịp thời.
*Theo LifeTimes
Bình luận
Viết bình luận