Hiện nay nhiều trường hợp người cao tuổi bị bệnh trĩ rất nhẹ nhưng có những đối tượng giới trẻ lại trĩ độ 3, độ 4. Vậy, có bí quyết nào giúp phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ đúng cách?

Bệnh trĩ - rõ nguyên nhân sẽ dễ phòng tránh

Nguyên nhân bệnh trĩ rất đa dạng, có thể là do nhiều yếu tố kết hợp vào mà gây ra bệnh trĩ:

- Táo bón thường xuyên, tiêu chảy thường xuyên

- Căng thẳng, stress

- Thói quen ăn uống: Ăn ít rau củ quả, uống ít nước

- Thói quen đi đại tiện: Đi đại tiện quá lâu, rặn nhiều...

- Béo phì, thừa cân, vận động khó khăn: Vì hoạt động thể lực suy giảm sẽ ảnh hưởng đến lưu thông của hệ tuần hoàn gây nên tụ máu cục bộ hoặc mao mạch ở những vị trí thường xuyên bị tác động như mao mạch vùng hậu môn sẽ phồng to rất dễ trở thành trĩ ngoại.

- Những người vì nghề nghiệp hay do thói quen ngồi lâu, ít vận động (xem vô tuyến, đọc sách báo, chơi cờ, lười vận động) rất dễ dẫn đến mắc bệnh trĩ.

- Một số người do thói quen ăn cay, uống nhiều rượu, bia, dùng nhiều chất kích thích (cà phê, thuốc lá) có thể là những nguyên nhân thuận lợi cho bệnh trĩ phát triển.

Từ đó, để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả cao thì việc ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày

- Điều chỉnh thói quen ăn uống:

Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà

Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu

Uống nhiều nước

Ăn nhiều chất xơ (rau xanh, củ, quả)

- Vận động thể lực: Nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, đá cầu… sẽ giúp các nhu động ruột hoạt động tốt, tiêu hóa tốt và tuần hoàn máu vùng hậu môn tốt, không gây ứ trệ máu làm giảm nguy cơ căng phồng tĩnh mạch hậu môn, phòng ngừa bệnh trĩ.

Điều trị bệnh trĩ - dùng phương pháp phẫu thuật hay điều trị nội khoa?

Về nguyên tắc, bệnh trĩ được chữa khỏi hẳn khi người bệnh không còn các biểu hiện của bệnh như đau, rát, chảy máu, ngứa hậu môn, và điều quan trọng là phải triệt tiêu được búi trĩ. Hiện nay, có một số cách chữa bệnh trĩ: điều trị nội khoa kết hợp chế độ vệ sinh ăn uống, điều trị bằng thủ thuật và phương pháp điều trị bằng phẫu thuật.

Tiểu phẫu cắt trĩ là thủ thuật điều trị bắt buộc với những người bệnh bị trĩ ở cấp độ 3 và 4. Khi đó búi trĩ to, dễ gây nghẹt và hoại tử, hậu môn ngứa, sưng phồng, chảy máu gia tăng. Đa số người bệnh đều băn khoăn cắt trĩ có đau không? Hiện nay đa số các phương pháp cắt trĩ đều có sự hỗ trợ của thuốc gây tê, thuốc giảm đau nên quá trình thực hiện cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Y học hiện đại ngày càng tiên tiến, trước đây cắt trĩ bằng phương pháp phẫu thuật ngoại khoa thông thường thì ngày nay với sự ra đời của các phương pháp mới, xâm lấn tối thiểu, hạn chế tổn thương và đau đớn cho người bệnh.

Sau khi đẩy lùi trĩ bằng phương pháp thủ thuật hay phẫu thuật người bệnh vẫn cần lưu ý thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thêm thuốc thảo dược điều trị trĩ cấp hiệu quả và lành tính, đã được kiểm chứng để tránh các biến chứng và phòng bệnh trĩ tái phát.

Điều trị bệnh trĩ bằng nội khoa là phương pháp điều trị bệnh không liên quan đến phẫu thuật, chủ yếu được thực hiện bằng thuốc, áp dụng tốt với trĩ ở giai đoạn đầu, độ 1, độ 2, độ 3 với búi trĩ nhỏ, trĩ ngoại, trước và sau phẫu thuật. Phương pháp điều trị nội khoa là lựa chọn đầu tiên của bác sĩ vì đơn giản, dễ áp dụng, không can thiệp vào giải phẫu vùng hậu môn, không gây đau đớn.

- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

- Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.

- Thuốc dùng đường toàn thân: có thể sử dụng các thuốc thảo dược điều trị bệnh trĩ và ngừa tái phát hiệu quả có thành phần từ bài thuốc bổ trung ích khí như sài hồ, thăng ma, đương quy, hoàng kỳ, trần bì. Trong đó hoàng kỳ giúp bổ trung ích khí, thăng dương khí là chủ dược của bài thuốc. Các vị thuốc hoàng kỳ, đẳng sâm, bạch truật, đương quy, cam thảo, ý dĩ hỗ trợ bồi bổ tỳ vị, kích thích ăn uống, chữa vào gốc của bệnh, do đó xử lý triệt để nguyên nhân gây bệnh, sẽ ngăn ngừa bệnh tái phát. Hoàng kỳ, thăng ma, sài hồ có tác dụng thăng dương khí, tăng trương lực mạch máu do đó làm co búi trĩ, co mạch máu, điều trị tình trạng mạch máu căng giãn quá mức liên tử dùng để cầm máu. Đương quy bổ huyết trong trường hợp chảy máu nhiều do trĩ.

Tùy theo mức độ bệnh trĩ mà sử dụng sản phẩm với liều lượng phù hợp. Thông thường cần liệu trình sử dụng từ 2-6 tháng để búi trĩ co lên và ổn định hoàn toàn trong ống hậu môn. Đây cũng được xem là phương án tối ưu nhất nhắm điều trị từ gốc bệnh trĩ.

Nguồn Suckhoedoisong

Các bài viết khác

Bình luận

Viết bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên