Tự kiểm tra vú là quá trình đơn giản. Phụ nữ tiền mãn kinh nên tự kiểm tra vào kỳ kinh nguyệt hàng tháng là tốt nhất vì ngực thay đổi trong thời gian này. Hãy làm theo 3 bước dưới đây:
- Nhìn vào gương để xem có thay đổi nào như chỗ trũng hoặc sưng không.
- Nằm xuống, dùng đầu ngón tay kiểm tra mỗi bên ngực và nách xem có hạch không.
- Bóp nhẹ núm vú xem có tiết dịch hay không.
Nếu phát hiện có điều bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Chụp quang tuyến vú là kiểu chụp tia X quang để phát hiện khối u ở vú. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm thích hợp để thực hiện xét nghiệm này, có thể bắt đầu từ 40 hoặc 50 tuổi, tùy thuộc vào tiền sử bệnh của gia đình và các yếu tố ung thư tiềm ẩn của bản thân bạn. Xét nghiệm di truyền để phát hiện gen đột biến gây ung thư vú BRCA
Xét nghiệm này sử dụng máu hoặc nước bọt để phát hiện những đột biến gây hại trong gen BRCA1 hoặc BRCA2 – 2 loại đột biến làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng ở phụ nữ. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ NCI cho biết kết quả xét nghiệm BRCA dương tính nghĩa là bạn có 45-65% nguy cơ mắc ung thư vú, 11-39% nguy cơ ung thư buồng trứng. Kết quả âm tính nghĩa là bạn không có gen tiềm ẩn nguy cơ cao.
Xét nghiệm phết mỏng cổ tử cung (Pap)
Xét nghiệm phết mỏng cổ tử cung dùng 1 mẫu tế bào để phát hiện những thay đổi trong cổ tử cung như chảy máu bất thường, đau âm đạo khi quan hệ tình dục, có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Bác sĩ sẽ tìm các tế bào bất thường trong mẫu tế bào cổ tử cung của bạn. Kết quả xét nghiệm bất thường nghĩa là tế bào có thể gây ung thư và bạn cần làm soi cổ tử cung – dùng thiết bị chiếu sáng để tìm dấu hiệu bệnh trong cổ tử cung.
Nhóm dịch vụ sức khỏe Hoa Kỳ (USPSTF) khuyên nên làm xét nghiệm Pap 3 năm 1 lần từ 21 tuổi đến 65 tuổi. Nếu không muốn tiến hành thường xuyên thì hãy xét nghiệm Pap 5 năm 1 lần cùng với xét nghiệm HPV từ độ tuổi 30 đến 65.
Xét nghiệm HPV
Xét nghiệm di truyền vi rút HPV là xét nghiệm từ mẫu tế bào cổ tử cung. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với các vi rút HPV 16 và 18, bạn sẽ phải làm thêm xét nghiệm soi cổ tử cung. Nếu kết quả cho thấy có vi rút HPV 12 – liên quan đến ung thư cổ tử cung, thì bước tiếp theo bạn cần làm xét nghiệm Pap.
Chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc Spiral CT
Chụp Spiral CT là kiểu chụp X quang phổi chính xác và chi tiết hơn so với chụp X quang đơn giản. Nhóm USPSTF khuyến nghị người hút thuốc hoặc từng hút thuốc từ 55 đến 80 tuổi nên chụp Spiral CT thường niên. Chụp Spiral CT có thể mang đến rủi rỏ bao gồm việc tiếp xúc với tia phóng xạ và tỉ lệ sai tương đối cao (25%), dẫn đến lo lắng và các xét nghiệm không cần thiết.
Xét nghiệm ung thư kết tràng
Xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán ung thư kết tràng là xét nghiệm tìm máu trong phân - 1 dấu hiệu có thể là của Polyp trong kết tràng hoặc trực tràng. Nếu tìm thấy máu trong mẫu phân sau khi được phân tích, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn phải soi ruột già. Polyp được phát hiện sẽ được đưa đi làm xét nghiệm ung thư kết tràng. Nội soi hậu môn cũng là một quy trình tương tự nhưng không gây mê, đơn giản hơn, thường được thực hiện mỗi 3 năm. Rủi ro của 2 xét nghiệm này là chảy máu, rách hoặc thủng kết tràng. Nhóm USPSTF khuyên nên xét nghiệm soi ruột già từ 50 tuổi, 10 năm 1 lần hoặc hơn theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Xét nghiệm phát hiện ung thư tử cung và màng trong tử cung
Các triệu chứng của ung thư tử cung và màng trong tử cung là chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu sau mãn kinh, đau xương chậu sau quan hệ tình dục hoặc khi đi tiểu. Bạn sẽ cần xét nghiệm xương chậu, siêu âm để tìm ra dấu hiệu của khối u tử cung.
Xét nghiệm ung thư buồng trứng
Nhóm USPSTF khuyên nên làm xét nghiệm nếu có triệu chứng ung thưbuồng trứng, gia đình có tiền sử ung thư hoặc có gen đột biến BRCA. Các dấu hiệu đó là là sưng đau dai dẳng, cần đi tiểu gấp, đau xương chậu bất thường. Bác sĩ phụ khoa sẽ phát hiện khối u bằng ảnh chụp cắt lớp với sự hỗ trợ của máy tính hoặc chụp cộng hưởng.
Xét nghiệm bao gồm kiểm tra nốt ruồi để tìm những thay đổi có thể là dấu hiệu của ung thư tế bào cơ sở, ung thư tế bào hắc tố hoặc ung thư tế bào vảy. Bạn có thể tự kiểm tra tại nhà, nếu thấy các dấu hiệu sau thì hãy đến gặp bác
- Không đối xứng: 1 bên nốt ruồi không giống bên kia
- Đường viền: Đường viền nốt ruồi có hình dáng lạ, khó xác định.
- Màu sắc: Nốt ruồi nhiều màu, chuyển dần từ nâu cam, nâu, đen, trắng, đỏ hoặc xanh dương.
- Đường kính: Nốt ruồi có đường kính lớn hơn cục tẩy bút chì
- Sự tiến triển: Nốt ruồi có kích thước, hình dáng, màu sắc thay đổi.
Bình luận
Viết bình luận