Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Thắc mắc bệnh dạ dày - chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn” vào 15h00, thứ Năm ngày 16/05/2019.

Mời độc giả click xem video chương trình

Bệnh viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến, thường gặp trong cộng đồng. Tại nước ta, tỷ lệ người mắc bệnh  viêm dạ dày ngày càng tăng nhanh. Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, tại nước ta có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày và nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ.

Do  xu hướng phát triển của xã hội, nhiều người ưa thích đồ ăn nhanh, thức ăn nấu sẵn, lạm dụng rượu bia, cuộc sống bận rộn khiến nhiều người cắt giảm thời gian ăn uống, không có thời gian nghỉ ngơi, áp lực công việc, cuộc sống .... làm cho người  có bệnh dạ dày sẽ bị nặng hơn, hoặc bệnh dễ tái phát.

Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến, nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm hoặc bị tái đi tái lại nhiều lần dẫn tới bệnh lý vô cùng nguy hiểm như ung thư dạ dày, đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Theo số liệu của Ghi nhận ung thư thế giới (GLOBOCAN) năm 2012,  có khoảng 952.000 ca ung thư dạ dày mới mắc, đứng hàng thứ 5 trong các bệnh ung thư hay gặp sau ung thư phổi, vú, đại trực tràng, tiền liệt tuyến. Ở Việt Nam, đa số các bệnh nhân ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống sau 5 năm chưa cao.

Theo các chuyên gia ung thư, việc chẩn đoán sớm và chính xác sẽ giúp  giảm tỉ lệ tử vong do ung thư dạ dày gây nên. Theo nhiều báo cáo tỷ lệ sống sau 5 năm với bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị lên tới 95%.

Khách mời tham gia chương trình gồm:

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa – BV Bạch Mai

truyen-hinh-truc-tuyen-thac-mac-benh-da-day-chuyen-gia-se-giai-dap-cho-ban-2

TS Phạm Văn Bình – Trưởng khoa Ngoại Bụng 1, Bệnh viện K.

truyen-hinh-truc-tuyen-thac-mac-benh-da-day-chuyen-gia-se-giai-dap-cho-ban-3

Câu hỏi tương tác 1:

Phương tiện chính để chẩn đoán bệnh lý dạ dày hiện nay là?

A. Nội soi dạ dày tá tràng

B. Xét nghiệm máu

C. Chụp X quang ổ bụng

D. Siêu âm

Đáp án đúng là: A

Chúc mừng độc giả có facebook là Thao Tran đã trúng thưởng câu hỏi số 01 của chương trình !

Câu hỏi tương tác 2:

Công dụng của Curmin 22+ trong bệnh tiêu hóa là gì?

A. Giảm các triệu chứng tổn thương dạ dày, hành tá tràng, đại tràng.

B. Giúp ăn ngon miệng và tăng cường tiêu hóa.

C. Giúp các vết thương, vết loét nhanh liền sẹo

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án đúng: D

Chúc mừng độc giả có facebook là Bui Anh đã trúng thưởng câu hỏi số 02 của chương trình !

NỘI DUNG CÂU HỎI GIAO LƯU :

MC

Câu hỏi đầu tiên xin được hỏi PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hồng, cấu tạo của dạ dày trong cơ thể thế nào và nó đảm nhiệm chức năng gì? Tại sao bộ phận này hay mắc bệnh đến vậy?

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng :

Dạ dày là túi chứa thức ăn lớn nhất trong cơ thể hình chữ J và với túi chứa thức ăn lớn như vậy để nhào trộn, chứa thức ăn, co bóp làm thức ăn nhỏ, bài tiết giúp quá trình hấp thu thức ăn tốt hơn và với chức năng như vậy nếu như dạ dày không đảm nhiệm chức năng thì thức ăn đi xuống dưới ruột sẽ còn to và không có khả năng hấp thu và để lại biến chứng và  vị trí của dạ dày đầu tiên là nối với thực quản và dẫn thức ăn từ dạ dày xuống ruột cho  nên là cửa ngõ đầu tiên tiếp xúc thức ăn và thức ăn chứa nhiều những cái yếu tố gây ra độc với cơ thể như vi khuẩn, vi rút, độc tố thức ăn và dạ dày phải chịu đựng tất cả những tác nhân gây hại nên bệnh lý dạ dày gặp nhiều.

MC

Những dấu hiệu hay triệu chứng nào nhận biết một người bị bệnh viêm dạ dày? Triệu chứng của ung thư dạ dày khác gì với những triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày? Với ung thư dạ dày giai đoạn sớm, nhiều người dân thường nhầm với viêm loét dạ dày, làm cách nào để phát hiện sớm bệnh?

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng :

Bệnh lý viêm dạ dày, loét dạ dày, loét hành tá tràng triệu chứng khá giống nhau, đầy bụng, đau bụng theo kiểu đau quặn hay đau có tính chất bỏng rát, đầy, ậm ạch rất khó chịu, nôn buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, ăn không miệng và triệu chứng lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ thì đó là dấu hiệu gợi ý bệnh lý của dạ dày, tá tràng. Viêm dạ dày cũng có những triệu chứng như vậy nhưng đôi khi triệu chứng thầm lặng, dai dẳng nhiều hơn.  

TS Phạm Văn Bình bổ sung: Như GS đã nói, nếu là ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm rất là khó phân biên với viêm dạ dày thông thường cũng là đau mơ hồ, nóng rát vùng thượng vị, chán ăn, đầy, chậm tiêu, khi tổ chức ung thư đủ lớn sẽ gây ra triệu chứng rõ rệt: đau tăng hơn, buồn nôn, nôn do khối u chèn ép hang môn vị, thậm chí có thể do loét chảy máu, bệnh nhân có xuất huyết tiêu hóa cao. Như vậy đôi khi bệnh nhân cũng có triệu chứng toàn thân như sút cân, mệt mỏi là triệu chứng tiến triển của ung thư dạ dày.

 Khi có triệu chứng nên đi khám và chọn nơi có chuyên khoa tiêu hóa hoặc trung tâm về ung thư để soi dạ dày để thấy rõ tổn thương và sinh thiết, chẩn đoán xác định xem ung thư hay không.

MC

Thưa PGS Hồng, bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe thế nào?

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng :

Với viêm loét dạ dày thì là căn bệnh không quá đáng lo ngại. Bệnh thường không ảnh hưởng toàn trạng, người bệnh có thể hơi đau, hơi đầy bụng, hơi ậm ạch, ợ hơi, ợ nôn có thể dùng thuốc là hết. Tuy nhiên là bệnh hay có đợt tiến triển và tái phát nhiều lần, nếu xuất hiện dấu hiệu thay đổi toàn trạng như: gầy sút cân, thiếu máu, thậm chí hơi sốt, mệt mỏi tăng lên thì đó là dấu hiệu báo hiệu bệnh nặng, dấu hiệu viêm loét nặng hơn hoặc nguy cơ bệnh lý ung thư xuất hiện. Nếu phát hiện sớm và tầm soát bệnh đang ở giai đoạn lành tính hoàn toàn có thể kiểm soát thì không đáng lo nhưng đáng lo nếu không xác định mức độ viêm loét và tỉ lệ biến thành những viêm dạ dày nặng như viêm teo thể nặng nên dẫn đến ung thư là cao. Thời gian tầm soát, theo dõi lại sẽ rất cao so với viêm loét dạ dày thông thường.

MC

Trong các nguyên nhân gây bệnh dạ dày, bệnh dạ dày do vi khuẩn HP là nguy hiểm nhất phải không thưa bác sĩ? Đây có phải là nguyên nhân duy nhất gây ung thư dạ dày không? Tại sao vi khuẩn HP này dễ lây như vậy vì tôi thấy từ người lớn đến trẻ nhỏ đều có thể nhiễm con vi khuẩn HP này? Phát hiện vi khuẩn HP bằng cách nào?

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng :

Trong số các nguyên nhân gây bệnh dạ dày rất nhiều thì nguyên nhân HP chiếm một tỷ lệ tương đối cao, ngoài ra còn có nguyên nhân khác như: dùng thuốc (chống viêm giảm đau gây viêm loét dạ dày tá tràng nhiều, corticoid, thuốc chống đông), thói quen sinh hoạt là sử dụng rượu bia, thuốc lá gây ra bệnh lý dạ dày nhiều, còn có yếu tố di truyền (chiếm con số cao (trong gia đình có người ung thư dạ dày thì thành viên còn lại nguy cơ ung thư dạ dày cũng khá cao). Ung thư dạ dày do HP thì  là chưa đúng mà còn có nhiều các yếu tố khác tham gia vào hay xảy ra trên nền bệnh lý dạ dày từ trước như viêm teo nặng (có thể lỗi ăn uống, sử dụng thuốc).

Vi khuẩn HP lây truyền dễ dàng qua đường ăn uống, nước bọt hết sức dễ dàng nên dễ lây từ người này sang người khác làm cho dịch tễ HP khá là nhanh và người ta thấy dịch tễ trong gia đình khá cao. Việc tầm soát xem có mắc vi khuẩn HP thì có nhiều cách (xét nghiệm huyết thanh (dễ làm nhưng mức độ tin cậy không cao) ngoài ra còn có các phương pháp khác như khi làm nội soi thì làm test nhanh để phát hiện HP, sinh thiết về mô bệnh học, test thở (có mức độ tin cậy cao) có khả năng phát hiện chính xác có nhiễm HP không có thể trả lời định lượng được.

MC

Thưa PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng chúng ta lại tiếp tục câu chuyện về bệnh dạ dày. Trong hàng chục năm công tác ở khoa tiêu hóa của một BV tuyến trung ương, xin bác sĩ cho biết người bị bệnh dạ dày thường trong độ tuổi, giới tính nào? Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất và lớn tuổi nhất BS gặp mắc bệnh dạ dày là bao nhiêu tuổi? Có trường hợp nào đáng tiếc mà BS nhớ nhất không?

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng :

Ở khoa tiêu hóa thì chủ yếu là lứa tuổi trung niên (20-50 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ) có vẻ liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng rượu bia, thuốc lá thúc đẩy tỉ lệ. Khoa tiêu hóa chữa bệnh tập trung cho người lớn nên rõ ràng tỉ lệ trẻ em khám chữa không nhiều chỉ là ca bệnh đặc biệt hội chẩn để đưa ra chẩn đoán. Số bệnh nhi khám không nhiều nhưng bệnh nhi nhỏ tuổi bị viêm loét dạ dày là 5 tuổi và cao nhất là trên 90 tuổi và chỉ định nội soi là gần như không đặt ra. Tuy nhiên những trường hợp đặc biệt có xuất huyết tiêu hóa, đau nặng, nôn nhiều có thể bắt buộc nội soi.

Trong ngành y thì việc song hành với tác dụng phụ của quá trình điều trị, sai sót,  nhầm lẫn không thể nào tránh khỏi. Trên nội soi phân định rạch ròi xem tổn thương đó là tổn thương khu trú dạ dày, tá tràng, khu trú dạ dày thì khả năng ung thư cao hơn nhiều còn đánh giá tổn thương hành tá tràng, tá tràng thì nguy cơ ung thư thì thấp hơn nhiều và BS có thể yên tâm kê đơn. Có một bệnh nhân 40 tuổi đến khám với đau bụng nhiều, có cả triệu chứng nôn, dấu hiệu hẹp môn vị và kết quả nội soi là loét hành tá tràng gây ra hẹp môn vị và chỉ định phẫu thuật nhưng khi phẫu thuật phát hiện ra đó không phải là hình ảnh trên nội soi là đã bị đánh giá nhầm đó là tổn thương ống môn vị nhầm xuống hành tá tràng và ghi nhận đó là loét hành  tá tràng thì rõ ràng chuẩn bị phẫu thuật khác nhau. Mổ ra thì là tổ chức ung thư đã xâm lấn đi nhiều. Chỉ định ung thư sẽ khu trú đi và nếu sàng lọc trước định khu tổn thương trước sẽ đi vào làm thủ thuật khác thay vì phẫu thuật.  

MC

Thưa BS, phương pháp nào giúp phát hiện sớm và đơn giản nhất các bệnh về dạ dày? Ngoài nội soi, có phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh như chụp chiếu nào phát hiện được bệnh dạ dày không?

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng :

Để chẩn đoán phát hiện sớm các tổn thương trên bề mặt niêm mạc dạ dày thì nội soi chiếm ưu thế, phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, chụp đối quang kép thì phương pháp đó cũng chỉ xác định khi mà tổn thương quá lớn. Trên thế giới người ta cũng không yêu cầu làm phương  pháp chẩn đoán hình ảnh để phát hiện tổn thương niêm mạc trên dạ dày. Trên nội soi phát hiện tổn thương bề mặt thì chúng tôi có khá nhiều phương pháp nội soi nhiều thế hệ ra đời: nội soi phóng đại, nội soi nhuộm màu. Hình ảnh nội soi nhuộm màu nhiều mức độ khác nhau thì làm phân định rõ tổn thương nếu để sinh thiết, cắt thớt niêm mạc hay cắt tách niêm mạc để điều trị ung thư sớm  cho nên nội soi khi mà phát hiện tổn thương và phân định tổn thương thật sự chính xác thì sinh thiết hơn trên chẩn đoán hình ảnh về tế bào học. Trên xét nghiệm máu các chỉ số về khối u thì ở giai đoạn muộn.

MC

Xin bác sĩ cập nhật các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày hiện nay? BS gặp khó khăn gì nhất trong điều trị bệnh này từ phía người bệnh không?

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng :

Điều trị viêm loét dạ dày thì chúng ta có khá nhiều loại thuốc để điều trị: nhóm giảm bài tiết acid để kéo môi trường pH lên cao (bình thường môi trường dạ dày nhiều acid và càng acid thì làm cho tổn thương viêm loét nặng lên) kéo môi trường pH lên cao thường là trên 4 thì lúc đó tổn thương lành sẹo. Nhóm thuốc trung hòa acid, nhóm thuốc bọc dạ dày (trên niêm mạc dạ dày) hai hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ là lớp chất nhầy, biểu mô bề mặt và một yếu tố nào đó tấn công và tấn công mạnh sẽ làm phá hỏng lớp chất nhầy và lớp biểu mô bề mặt và sẽ tấn công thành dạ dày làm thành ổ loét và sử dụng thuốc bọc làm gia tăng hàng rào bảo vệ giúp cho tổn thương lên sẹo. Nhóm thuốc điều hòa vận động dạ dày (cơ thắt môn vị mở ra nhanh) làm chất chứa trong dạ dày xuống tá tràng, ruột non nhiều hơn làm cho nhu động dạ dày tốt hơn làm dạ dày không bị đờ ra làm yếu tố tấn công giảm đi. Ngoài ra còn tùy vào sự hiện diện của HP thêm vào kháng sinh vào liệu trình. Với mỗi một bệnh nhân sẽ lựa chọn tùy vào triệu chứng người bệnh gặp phải. Nếu bệnh nhân không có HP đau rát là chính thì sử dụng nhóm thuốc phủ bề mặt và liệu trình kéo dài từ 4-6 tuần. Khó khăn trong viêm loét dạ dày đến từ người bệnh vì thuốc chỉ chiếm một phần, còn phần nữa là chế độ ăn, nghỉ ngơi thì mới thành công. Đôi lúc liệu trình 4-6 tuần không đạt được như vậy có khi kéo dài 3-6 tháng hoặc ngắn hơn khi thấy triệu chứng đã đỡ thì cắt thuốc, dùng 3 loại thì lại dùng 2 loại. Yếu tố bệnh dạ dày đến từ thức ăn như ăn nhiều đồ hun khói, ít chất xơ làm gia tăng bệnh lý, sử dụng rượu bia, thuốc lá...

TS Phạm Văn Bình bổ sung: đối với bệnh ung thư dạ dày là điều trị đa mô thức (kết hợp nhiều phương pháp: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, đích) kết hợp các phương pháp này người thầy thuốc có hai cái chẩn đoán (chẩn đoán xác định ung thư không, chẩn đoán giai đoạn) để đưa ra phác độ điều trị phù hợp. Trong ngoại khoa thì có thuật ngữ cắt gần toàn bộ dạ dày hay cắt toàn bộ dạ dày. Trong ngoại khoa dạ dày có nhiều tiến bộ (mổ mở kinh điển) mổ nội soi, phẫu thuật bằng robot. Dù bằng phương pháp nào thì cũng chỉ là cách tiếp cận, đòi hỏi nguyên tắc ung thư là lấy triệt để tổn thương ung thư.   

MC

Các chuyên gia có lời khuyên nào với các bệnh nhân để chữa khỏi bệnh viêm dạ dày và làm sao để phòng tái phát bệnh ?

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng :

Với viêm loét dạ dày là căn bệnh không có nguy hiểm tới tính mạng trừ khi không sàng lọc thường xuyên và không đánh giá được mức độ nặng và để diễn biến nặng hơn dẫn đến viêm teo nặng thì nguy cơ ung thư dạ dày cao. Viêm loét dạ dày có thể chữa khỏi nếu song hành dùng thuốc và chế độ ăn uống nghỉ ngơi, sinh hoạt tuân thủ đầy đủ. Lọai bỏ các yếu tố nguy cơ như loại bỏ HP, sử dụng thuốc chống viêm giảm đau thì viêm loét dạ dày chữa khỏi được. Tỉ lệ tái phát viêm loét dạ dày chiếm tỉ lệ cao vì bệnh này song hành với cuộc sống, song hành với stress trong cuộc sống nên tái phát trở lại. Để làm chậm tái phát trở lại thì  lời khuyên là ngoài việc tấn công bằng phác đồ điều trị thuốc (thuốc bọc, giảm bài tiết...) khi đã điều trị thành công thì duy trì thành công bằng phương pháp đông y là nên dùng như nghệ là một giải pháp và để phòng nguy cơ diễn biến nặng của bệnh thì tùy mức độ thì bác sĩ sẽ đưa ra nhịp bao lâu theo dõi lại. Với viêm xung huyết nhẹ nhàng thì là 5-10 năm. Với viêm teo là 6-1 năm.

Bạn Huyền Thương (Ninh Bình)

Em là viêm hang vị dạng nốt mức độ nặng ( xét nghiệm Hp âm tính) kèm trào ngược dạ dày thực quản, như vậy có chữa trị khỏi không bác sĩ? Điều trị trong bao lâu thì sẽ khỏi ạ? Em có biết là bệnh này không nên căng thẳng hay stress vì sẽ ảnh hưởng thần kinh và dẫn đến ảnh hưởng cả dạ dày nữa.?

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng :

Với viêm hang vị thể nốt là căn bệnh khá thường gặp đặc biệt là người trẻ (trẻ em) viêm dạ dày thể nốt xảy ra hầu như với tỉ lệ HP dương tính cao (trường hợp này là âm tính) và với việc phát hiện HP trên test nhanh có tỉ lệ 10-20% là có âm tính giả. Nên trường hợp nghi ngại có HP hay không rất có thể rơi vào trường hợp âm tính giả, trường hợp này nên làm thêm test thở lúc đó mức độ tin cậy cao hơn nhiều. Câu hỏi của bạn thì cũng là câu trả lời là bạn đã hiểu rõ về viêm dạ dày đi song hành với stress mà stress đôi khi vượt tầm kiểm soát của bác sĩ và khi bạn biết được điều đó thì cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và stress khó tránh khỏi nhưng để giảm bớt thì cần chơi thể thao nhiều lên thì lúc đó việc giảm stress tốt hơn.

MC:

Thưa TS Phạm Văn Bình, là một chuyên gia ung thư, ông có thể cho khán giả biết về bức tranh toàn cảnh về căn bệnh ung thư dạ dày không? Tại BV K ung thư dạ dày có phổ biến không, thường gặp ở những đối tượng nào?

TS Phạm Văn Bình :

 Nếu về xét tổng thể ung thư trên thế giới có khoảng 7 tỷ người và con số ung thư 1 năm có khoảng trên 18 triệu ca bị ung thư mới mắc và con số tử vong do ung thư cũng rất là ấn tượng khoảng 9,6 triệu ca.

Đối với ung thư dạ dày người ta cũng có nghiên cứu, báo cáo, theo một tổ chức uy tín cho biết, tính đến 2018 có khoảng trên 1,3 tr ca ung thư dạ dày mới mắc và con số tử vong là trên 783 nghìn ca. Tại việt nam theo con số thống kê cho thấy mỗi năm có khoảng trên 17 nghìn ca ung thư dạ dày mới mắc.  con số tử vong rất lớn khoảng 15 nghìn ca.

Đối với ung thư dạ dày tại việt nam là loại ung thư tương đối thường gặp xếp hàng thứ 3 trong các bệnh ung thư,  sau ung thư phổi và ung thư gan. Tại bệnh viện K là một bệnh viện ung thư quốc gia, mỗi một năm tại bệnh viện phẫu thuât trên 22 nghìn ca, con số ung thư dạ dày là hơn 2 nghìn ca, chiếm khoảng 10% ung thư dạ dày trên 1 năm.

 MC:

Có nhiều thói quen ăn uống của người dân khiến nguy cơ ung thư dạ dày tăng cao. Vậy xin bác sĩ có thể chỉ rõ đó là thói quen gì? Bác sĩ có thể phân tích tại sao những thói quen ăn uống như vậy có nguy cơ cao gây ung thư dạ dày không?

TS Phạm Văn Bình :

Các yếu tố nguy cơ là khi chúng ta có là có khả năng mắc một bệnh cao hơn trong đó có ung thư dạ dày. Chế độ ăn uống cũng là một trong nhóm có yếu tố nguy cơ. Các nghiên cứu thống kê trên thế giới, người ta cũng chỉ ra các yếu tố nguy cơ là; Đường ăn uống, với ung thư dạ dày là chế độ ăn nhiều muối, nhiều thịt, ít chất xơ… dẫn đến béo phì và tỷ lệ ung thư dạ dày cao hơn.

MC:

Có nhiều người đặt câu hỏi cho các bác sĩ gửi đến báo Sức khỏe đời sống rằng, có thể điều trị bệnh ung thư dạ dày giai đoạn sớm mà không cần phẫu thuật hay không? Nếu phẫu thuật thì thời gian kéo dài cuộc sống như thế nào?

TS Phạm Văn Bình :

Theo các báo kinh điển trước đây, ung thư dạ dày gặp tần xuất ở nhóm trên 50 tuổi là cao nhất tiếp đến là nhóm tuổi 60,70. Nhưng xu hướng gần đây  các báo cáo cho thấy, tỷ lệ trẻ hóa đối với căn bệnh ung thư  trong đó có cả dạ dày.

Vấn đề đặt ra là nguyên nhân do đâu dẫn đến ung thư dạ dày ở đối tượng trẻ tuổi. Đến nay (2019) để trả lời chính xác về nguyên nhân gây ung thư dạ dày vẫn là một thách thức đối với y khoa đặc biệt là ung thư. Các nhà nghiên cứu chỉ tập hợp được các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến ung thư dạ dày. Ngày này ngay cả Mỹ cũng như một số nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao như: Nhật Bản, Trung Quốc,…cho thấy có xu hướng trẻ hóa với ung thư trong đó có ung thư dạ dày. Tại bệnh viện K chúng tôi gặp nhiều trường hợp bệnh nhân rất trẻ đã bị ung thư dạ dày, có trường hợp trẻ có 12 tuổi đã bị ung thư dạ dày.

MC:

Có nhiều người đặt câu hỏi cho các bác sĩ gửi đến báo Sức khỏe đời sống rằng, có thể điều trị bệnh ung thư dạ dày giai đoạn sớm mà không cần phẫu thuật hay không? Nếu phẫu thuật thì thời gian kéo dài cuộc sống như thế nào?

TS Phạm Văn Bình :

Mỗi năm có khoảng trên 18 triệu ca ung thư mới mắc, người ta chỉ ra rằng 1/3 số đó nếu chúng ta biết phòng bệnh thì chúng ta sẽ không mắc phải. Và 1/3 sô tiếp theo nếu chẩn đoán ung thư dạ dày sớm, có thể điều trị triệt căn thì có thể khỏi hoàn toàn. Như vậy chúng ta chỉ còn gánh  nặng 1/3 số ca mắc ung thư dạ dày bệnh tiến triển phải điều trị, các bác sĩ vất vả trong điều trị.

Nói về điều trị ung thư dạ dày đây là một điều trị đa mô thức. nghĩa là phải kết hợp rất nhiều các phương pháp để điều trị trong đó phẫu thuật là phương pháp đã và đang điều trị triệt căn nhất.

Trong phẫu thuật có 2 loại là cắt một phần hay cắt nhiều dạ dày. Ngày nay còn có một loại phẫu thuật bằng ống soi mềm cùng kỹ thuật nhuộm, hóa mô miễn dịch… có thể cắt niêm mạc dạ dày để điều trị ung thư dạ dày sớm qua nội soi ống mềm mà không phải mổ phẫu thuật. Đây là kỹ thuật mới và được bệnh viện K thực hiện thường quy để điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm.

MC:

Như tôi được biết, BV K là cơ sở chuyên điều trị các bệnh ung thư, TS Phạm Văn Bình có thể cho khán giả biết ở vị trí viêm loét dạ dày thế nào hay phát triển thành ung thư dạ dày? Về chuyên môn, có phải trường hợp có u nhú nào ở dạ dày cũng cần sinh thiết dạ dày hay không?

TS Phạm Văn Bình :

Dạ dày là một túi hình chữ J và xét về hình ảnh giải phẫu người ta chia ra nhiều vùng như: Tâm vị, đáy vị, thân vị, hang vị, môn vị. Các thống kê về giải phẫu, vị trí  cho thấy ung thư dạ dày thường gặp nhất là hang môn vị, sau đó đến vùng tâm vị.

Tùy theo vị trí mà các bác sĩ sẽ phẫu thuật  cắt đến phần tế bào lành. Đối với ung thư hang vị phải cắt đảm bảo cắt cách 6cm, nếu không đảm bảo thì cắt toàn bộ dạ dày.

Đối với câu hỏi u nhú thì bản thân trong lòng dạ dày, có các u nhú, có các polyp,  thì phần lớn u nhú xuất phát lành tính, có một popyp tuyến là thuộc nhóm có gây ung thư cần phải chú ý.  Nếu bệnh nhân mắc u nhú đến khám, các bác sĩ sẽ nội soi, sinh thiết để xác định sau đó có thể sử dụng ống mềm để phẫu thuật cắt u nhú.

MC:

Bệnh viêm dạ dày nói chung và ung thư dạ dày, có phải là các căn bệnh di truyền không? Việc điều trị cắt một phần hoặc cả dạ dày hiện nay tiên lượng kéo dài cuộc sống thế nào? Sau phẫu thuật cắt dạ dày trong điều trị ung thư, bệnh nhân ăn uống thế nào, có lưu ý gì?

TS Phạm Văn Bình :

Đối với điều trị ung thư dạ dày là một điều trị đa mô thức, nghĩa là kết hợp nhiều phương pháp đó là phẫu thuật, đó là hóa chất, miễn dịch, trị xạ… đứng trước một bệnh nhân cần phải chẩn đoán có ung thư hay không, và điều trị theo phương pháp nào. 
Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật là mổ mở và mổ bằng nội soi. Ngày nay  còn sử dụng rô- bốt để phẫu thuật. tuy nhiên phương pháp nào cũng chỉ là cách tiếp cận chúng ta vẫn phải theo nguyên tắc là lấy triệt để tổn thương ung thư và nạo vét hạch ung thư.

PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hồng bổ sung:

Với viêm loét dạ dày chúng ta có nhiều nhóm thuốc để điều trị, thứ nhất là nhóm thuốc giảm bài tiết axit để kéo môi trường PH lên cao. Bình thường dạ dày rất nhiều môi trường axit sẽ làm tổn thương viêm loét càng nặng hơn. Vì vậy mục tiêu của nó là kéo môi trường PH dạ dày lên cao, thường là kéo lên 4 PH lên trên 4 khi đó tổn thương lành sẹo được.

Nhóm thuốc thứ 2 là nhóm trung hòa axit, nhóm thuốc bọc trên niêm mạc dạ dày. Hai hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày là lớp tế bào chất nhày và lớp tế bào biểu mô bề mặt nếu vì một lý do nào đó tấn công mạnh sẽ phá hỏng hàng rào lớp nhày, rồi phá hỏng lớp tế bào biểu mô bề mặt và nó tấn công vào thành dạ dày và tạo thành ổ loét, vì vậy sử dụng nhóm thuốc này có tính chất bảo vệ bọc gia tăng bảo vệ dạ dày, trên niêm mạc dạ dày.

Nhóm thuốc thứ 3 cũng được sử dụng nhiều là nhóm điều hòa vận động dạ dày, khi cơ thắt dạ dày mở ra nhanh hơn làm các chất chứa dạ dày sẽ tống xuống tá tràng, tống xuống ruột non nhiều hơn làm cho nhu động dạ dày tốt lên làm tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, thì yếu tố tấn công cũng sẽ giảm bớt đi.

Ngoài ra tùy theo có sự hiện diện của HP hay không sẽ thêm các loại thuốc điều trị nữa. Vì vậy, tùy từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể.

Tuy nhiên việc điều trị rất khó khăn với các bác sĩ vì ngoài điều trị thuốc  thì cần thêm chế độ ăn, sinh hoạt của bệnh nhân, nhiều bệnh nhân bỏ dở điều trị hoặc không uống đủ thuốc theo chỉ định của bác sĩ khiến cho việc điều trị dài hơn hoặc khó khăn hơn.

Nhiều bệnh nhân không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn như vẫn sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, thức đêm… khiến cho việc điều trị khó khăn hơn.

Anh Tuấn (Phú Thọ)

Thưa BS, tôi bị chẩn đoán việm dạ dày ban đỏ cấp nhẹ ở vùng thượng vị và hạ vị, được cho đơn thuốc uống theo phác đồ điều trị 3 thuốc trong 2 tuần ( gồm Amocilin, metronidazon, clarithromicine). Hiện tại gần hết thuốc tôi vẫn thấy thỉnh thoảng nóng rát vùng dưới ức (thượng vị), như vậy có phải em vẫn chưa khỏi bị viêm đúng không ạ? Uống thuốc 2 tuần có diệt được HP không, sau uống thuốc bao lâu nên đi test HP lại? Nếu mắc HP thì thời gian bao lâu sẽ thành ung thư dạ dày? Tôi xin cảm ơn các bác sĩ và chương trình.

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng :

Thông tin bạn đưa ra là dạng viêm dạ dày thể nhẹ và mức độ lo lắng về nó không đáng có. Tuy nhiên mức độ lo lắng của bạn thì hơi nhiều, với viêm dạ dày có xung huyết và sự hiện diện của vi khuẩn HP  và điều trị với phác đồ rõ ràng và thông tin đưa ra chưa rõ và đây là điều trị cho lần thứ nhất hay thứ hai, nếu thứ nhất  mà dùng một lúc 3 loại kháng sinh. Tuy nhiên trong phác đồ điều trị lại không có thuốc giảm bài tiết hay thuốc khác giúp giảm tỉ lệ HP thì đây là phác đồ điều trị chưa đúng cho nên phác đồ điều trị phải thêm thuốc giảm bài tiết gấp đôi. Bình thường sử dụng thuốc giảm bài tiết 40mlg/ngày nhưng trong 14 ngày dùng kháng sinh thì liệu đó phải tăng lên gấp đôi là 80mlg/ngày giúp khả năng diệt trừ HP tốt lên. Thường phác đồ điều trị bậc 1 chỉ sử dụng 2 loại kháng sinh chứ không ai sử dụng 3 loại kháng sinh. Với triệu chứng đau bỏng rát, thuốc trung hòa acid không dùng, thuốc phủ bề mặt dạ dày không dùng thì triệu chứng vẫn dai dẳng nên bạn không thể sử dụng đơn người khác mà phải đến nhờ bác sĩ chuyên khoa có phác đồ điều trị chính xác.

TS Phạm Văn Bình bổ sung: GS Vân Hồng đã nói rõ về vi khuẩn HP đó là một yếu tố nguy cơ gây viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính dẫn đến ung thư và khoảng thời gian để chứng minh rõ ràng bao lâu dẫn đến ung thư thì vẫn là thách thức và là câu hỏi bỏ ngỏ. Quan trọng khi nhiễm HP thì tuân thủ quá trình điều trị nghiêm túc, đầy đủ để  tiêu diệt vi khuẩn HP.

Tuấn Hiền (Hoà Bình)

Thưa bác sĩ mới đây, cả hai vợ chồng tôi đi khám sức khoẻ định kỳ ở cơ quan phát hiện hai vợ chồng đều bị viêm dạ dày có khuẩn HP. Bác sĩ bảo bệnh này lây rất ghê, tôi rất lo vì tôi có 2 cháu nhỏ 6 tuổi và 4 tuổi. Xin bác sĩ cho biết, tôi có cần đưa 2 cháu đi khám HP dạ dày không, hay nếu cháu có biểu hiện gì mới đưa đi khám? Vợ chồng tôi phải làm gì để tránh lây khuẩn HP cho các cháu?

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng :

Với câu hỏi kiểu này chúng tôi gặp thường xuyên, trong gia đình có người mắc HP đòi diệt cho cả gia đình, đây là quan niệm sai lầm vì không phải một người bị mà cần dùng kháng sinh để diệt trừ HP và nếu đem quan niệm này ra áp dụng sẽ đẩy tình trạng kháng kháng sinh tăng lên nhiều thậm chí sau đó khả năng diệt trừ HP không tăng lên chút nào. Đối với 2 em bé, nếu không có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn thì không sao và đừng vì lo lắng của bố mẹ mà suốt ngày hỏi con có đau bụng không sẽ làm trẻ phần nào bị stress. Với bố mẹ làm phác đồ điều trị diệt HP về âm tính còn về hai bé khi nào có triệu chứng thì cần phải đi khám (còn đau bụng ở trẻ thì thường gặp thoáng qua) còn về nội soi thì không vấn đề gì còn thường xuyên làm thì sẽ gây ra ảnh hưởng về tâm lý.  

Trần Hoàng Minh (0902657XXX)

Thưa bác sĩ tôi rất sợ nội soi dạ dày, nên tôi hiếm khi đi khám. Mẹ tôi qua đời sớm vì ung thư dạ dày nên tôi cũng hơi lo. Tôi nghe nói có nội soi gây mê. Xin hỏi bác sĩ thuốc gây mê đó có ảnh hưởng sức khoẻ không? Thuốc làm tôi mê trong khoảng thời gian bao lâu thì tỉnh lại?

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng :

Nội soi đi qua đường họng qua thực quản đến dạ dày nên cảm giác khó chịu ở họng xảy ra trong suốt quá trình nội soi nên thế giới ra phương pháp gây mê làm cho người bệnh không còn khó chịu một chút nào cả. Còn phương pháp nội soi qua đường mũi làm cho không tỳ đè vào họng nên không khó chịu. Thời gian gây mê nội soi bằng đúng cuộc nội soi thôi và khi rút máy gần như người bệnh tỉnh lại luôn và cũng không phải là nội soi gây mê mà là tiền mê thôi, thời gian ngủ ngắn, rủi ro không nhiều nhưng với người có bệnh lý về tim, phổi, người lớn tuổi thì rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên bạn là người có yếu tố nguy cơ cao (mẹ ung thư dạ dày) và việc tầm  soát không có thì đó là điều đáng lo, yếu tố nguy cơ với người trên 50 tuổi, gia đình có người ung thư (ở thế hệ gần) là yếu tố nguy cơ lớn, nếu nội soi nếu phát hiện tổn thương lớn như loét lớn, khối u dù lành tính (trên sinh thiết là loạn sản) thì đó là yếu tố nguy cơ lớn và cần phải nội soi sàng lọc sớm.

Lê Mai (Hà Nội)

Tôi đang mang thai tháng thứ 3, gần đây tôi thường xuyên cảm thấy khó chịu trong dạ dày, buồn nôn, ợ chua nhiều. Trước khi mang thai tôi cũng từng bị bệnh viêm loét dạ dày 3 lần và phải điều trị bằng thuốc. Xin hỏi bác sĩ, tôi đang mang thai như vậy có điều trị bệnh được hay không? Tôi có phải nội soi dạ dày không? Nếu phải dùng thuốc có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng :

Với phụ nữ mang thai thì trong quá trình mang thai có nhiều chuyện xảy ra còn quá trình mang thai gây ra vấn đề gì cho đường tiêu hóa không trong 3 tháng đầu đó là: nôn, buồn nôn, đầy bụng, ậm ạch, 3 tháng cuối thai to chèn ép làm buồn nôn, nôn lặp đi lặp lại như vậy. Các triệu chứng xảy ra 3 tháng đầu là do nôn nghén quá mức thì cần chờ đợi một thời gian vượt qua giai đoạn 3 tháng thì triệu chứng được cải thiện không vì triệu chứng sinh lý mà vội vàng nội soi, vội vàng điều trị viêm loét dạ dày. Nếu vì triệu chứng thai nghén như nôn, ậm ạch xảy ra nhiều gây ra gầy sút cân rồi thiếu máu, nôn nhiều gây ra rách tâm vị sẽ gây nôn ra máu thì phải làm nội soi vì yếu tố nặng tình trạng cấp cứu của bệnh. Và có thể dùng thuốc điều hòa về đường tiêu hóa thay vì sử dụng thuốc hay phác đồ điều trị thật sự đầy đủ đặc biệt với phụ nữ mang thai.Nếu 3 tháng cuối triệu chứng đó lặp lại mà chịu đựng được thì nên cố gắng còn quá khó chịu thì sử dụng thuốc nhưng cần phải cân nhắc lợi hại để sử dụng.

Nguyễn Mạnh Hùng 

(hungmovit08@gmail.com)

Tôi bị loét hành tá tràng và viêm hang vị dạ dày vào năm 2017, HP(+). Tôi đã chữa trị thì hết loét hành tá tràng và HP(-) nhưng viêm hang vị thì cứ tái phát đi tái phát lại từ đó đến nay. Mới đây nhất, đi khám bác sĩ nói tôi bị viêm dạ dày mạn tính, các tuyến có hiện tượng chuyển sản ruột của niêm mạc dạ dày, trong lòng tuyến và trong chất nhầy của tuyến niêm mạc không có vi khuẩn HP. Xin hỏi bác sĩ có chữa được dứt điểm bệnh này không, bệnh có nguy cơ trở thành ung thư hoá không? Gia đình tôi không có ai bị bệnh dạ dày.

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng :

Thông tin bạn đưa khá đầy đủ, tuy nhiên với viêm hang vị đây là bệnh gặp khá thường xuyên trên nội soi, tuy nhiên dấu hiệu hơi thay đổi ở lần nội soi này là xuất hiện chuyển sản ruột  thì vẫn là tình trạng viêm nhưng là nặng hơn. Nếu xảy ra ở người lớn tuổi thì nhịp theo dõi sẽ dày lên nhưng vấn đề đặt ra là viêm hang vị có cần chữa triệt để hay không thì tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng là gì. Cơn đau quặn vẫn xảy ra thì lúc đó cần thiết lặp lại lộ trình điều trị còn nếu không có thì nếu lặp lại liệu trình điều trị là không nên.

Dạ dày là cửa ngõ tiếp xúc với thức ăn, tiếp xúc thường xuyên với vi khuẩn, vi khuẩn, chất độc hại và nó là hàng rào đầu tiên và tình trạng viêm xảy ra với bất cứ ai và tình trạng viêm ở hang vị thường xuyên xảy ra. Nếu tình trạng viêm chỉ xảy ra trên nội soi mà không có triệu chứng về lâm sàng thì việc điều trị không thật sự cần thiết. Nếu viêm hang vị điều trị rồi mà còn tồn tại thì việc điều trị là cần thiết.

TS Phạm Văn Bình bổ sung: Trong thông tin bạn đưa ra có một chi tiết là dị sản ruột thì đây một cái cần phải theo dõi vì đây là yếu tố nguy cơ cần theo dõi đầy đủ nghiêm túc.

MC:

Bệnh viêm dạ dày nói chung và ung thư dạ dày, có phải là các căn bệnh di truyền không? Việc điều trị cắt một phần hoặc cả dạ dày hiện nay tiên lượng kéo dài cuộc sống thế nào? Sau phẫu thuật cắt dạ dày trong điều trị ung thư, bệnh nhân ăn uống thế nào, có lưu ý gì?

TS Phạm Văn Bình :

Trong yếu tố nguy cơ về ung thư dạ đày thì có yếu tố di truyền, người ta đã chứng minh được trong nghiên cứu  thì cho thấy trong gia đình có người mắc bệnh ung thư thì có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn.  Tuy nhiên cần phải có nghiên cứu thêm về yếu tố di truyền đột biến gen mới xác định được rõ hơn về vấn đề này.

Còn về tiên lượng cho bệnh nhân ung thư là một khát vọng chính đáng của bệnh nhân nhưng là một câu hỏi khó, quan trọng nhất là chẩn đoán giai đoạn để từ đó có phác đồ điều trị chính đáng, tiên lượng bệnh nhân sống tỷ lệ cao hơn khi phát hiện sớm.

 Nếu ở giai đoạn sớm giai đoạn 1 thì tỷ lệ sống 5 năm trên 90%, giai đoạn 2 còn trên 70% giai đoạn 3 chỉ còn 30-40% , giai đoạn 4 chỉ còn 10%.

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư khi cắt dạ dày bán phần hay toàn phần đều có ảnh hưởng, bị thay đổi đảo lộn, chế độ ăn cũng cần thay đổi, tâm lý cũng ảnh hưởng cực kỳ đến người bệnh. Chế độ ăn ở từng bệnh nhân sẽ có chỉ dẫn riêng biệt sẽ được các bác sĩ chỉ rõ.

 MC:

Nhiều người bệnh ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng khi mới phát hiện bệnh, đều có tâm lý hoang mang, lo sợ, họ sợ rằng phẫu thuật khiến bệnh phát triển nhanh hơn, thậm chí có người tìm đến thuốc nam không rõ nguồn gốc đề điều trị. Bác sĩ có gặp trường hợp nào như vậy không? BS có lời khuyên gì với bệnh nhân mới phát hiện ung thư?

TS Phạm Văn Bình :

Chủ điểm quan niệm về vấn đề dùng dao kéo trong điều trị ung thư đã lan tràn trên mạng xã hội, ngay cả bệnh nhân đến khám cũng có nêu ý kiến. Tuy nhiên, ung thư dạ dày vẫn là phẫu thuật  nhưng nếu bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn cuối không có biểu  biến chứng thì việc cân nhắc điều trị lại không phải phẫu thuật.

Đối với một số người bệnh vẫn tin dùng thuốc nam, trên thực tế chúng tôi cũng đã tiếp nhận bệnh nhân ở giai đoạn sớm nhưng từ chối điều trị về nhà uống thuốc nam, một thời gian bệnh nặng phải quay lại điều trị.

Vì vậy, chúng ta cần truyên truyền chữa bệnh phải có điều trị  tin tưởng ở mặt khoa học chứ không điều trị theo mách bảo, theo kinh nghiệm.

MC:

Thưa TS Tạ Văn Bình, khi bệnh nhân đã ở trong nhóm nguy cơ cao như đã nói ở trên như có tiền sử gia đình có người mắc, bị bệnh viêm loét dạ dày tái đi tái lại nhiều lần, đã từng bị viêm loét dạ dày do HP…. , việc tầm soát ung thư dạ dày cần tiến hành thế nào, với tần suất ra sao?

TS Phạm Văn Bình :

Đối với bệnh nhân có nguy cơ cao và có tính chất gia đình thì cần phải kiểm soát, kiểm tra định kỳ và tùy từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ khuyên cụ thể thời gian bao nhiêu cho phù hợp. Vì vậy việc tầm kiểm soát định kỳ cần được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Trung Dũng (dungcecom378@gmail.com)

Mẹ em năm nay 59 tuổi. Cách đây 1 tháng mẹ em có đi nội soi dạ dày do đau bụng. Kết quả nội soi mẹ em bị viêm dạ dày và u nhú thực quản. Hiện mẹ em đang uống thuốc trị viêm dạ dày. Còn về u nhú mẹ em chưa đi sinh thiết do lo lắng nên em muốn BS tư vấn về kết quả nội soi này ạ! Liệu đây có phải là tiền ung thư không? Xin cảm ơn BS!

TS Phạm Văn Bình : 

Do thông tin bạn đưa ra, viêm hang vị dạ dày phải tuân thủ điều trị rất nghiêm túc theo chỉ định của bác sĩ.

U nhú thực quản theo thống kê là lành tính, tùy theo u nhú thì các bác sĩ sẽ cắt qua ống mềm, bạn có thể đến cơ sở y tế có chuyên khoa về nội soi có thể được các bác sĩ điều trị cụ thể.

 Nguyễn Biên Thuỳ (Thanh Hoá):

Tôi đi khám sức khoẻ định kỳ, kết luận chỉ số CA 72-4 (MD) 140 ng/ml nghĩa là thế nào? Có phải là bị ung thư dạ dày không. Tôi phải làm thêm xét nghiệm gì để xác định? Xin bác sĩ giải đáp và tư vấn. Xin cám ơn.

TS Phạm Văn Bình :

Trong ung thư có một số chất là chỉ điểm khối u, như bạn đưa ra CA 72-4 (MD) là chỉ điểm có ung thư, tuy nhiên  điều này chưa khẳng định điều gì trong ung thư dạ dày. Để chẩn đoán ung thư thì cần nhiều các xét nghiệm khác như vậy bạn không quá lo lắng. Để chẩn đoán bệnh nhân  có ung thư hay không phải được nội soi và lấy mẫu phẩm xét nghiệm chuyên sâu.

 Xuân (Bắc Giang) hỏi:

Mẹ tôi đang điều trị ung thư dạ dày bờ cong nhỏ, di căn phúc mạc giai đoạn sớm. Tôi thấy có phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị mới có thể điều trị khỏi ung thư dạ dày. Vậy xin bác sĩ cho biết, phương pháp điều trị nào là hiệu quả, an toàn nhất, hạn chế rủi ro nhất? Nếu xảy ra rủi ro, thì đó là gì? Trường hợp của mẹ tôi có điều trị khỏi được không?

TS Phạm Văn Bình :

 Qua thông tin bạn đưa thì không phù hợp vì ung thư dạ dày được chia ra làm 4 giai đoạn. Khi đã có di căn phúc mạc thì là giai đoạn 4. Mà mỗi giai đoạn thì cách điều trị khác nhau.

Sau khi phẫu thuật thì các bác sĩ sẽ chỉ đinh điều trị tiếp theo có thể là điều trị hóa chất để tiêu diệt hết tế bào hoặc điều trị đích, điều trị miễn dịch… và hiện nay điều trị miễn dịch sẽ được ứng dụng nhiều triển vọng trong tương lai.

Như vậy bạn cần phân biệt mẹ bạn đang ung thư ở giai đoạn nào  và mẹ bạn đang điều trị ung thư ở một cơ sở nào đó thì sẽ sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.

 Khán giả có số điện thoại 0916392…

Thưa bác sĩ tôi được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn sớm, tôi xin được hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa ung thư về chế độ ăn uống kiêng khem cho người bị căn bệnh này. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

TS Phạm Văn Bình :

 Ung thư dạ dày giai đoạn sớm chỉ khu trú thì chỉ cắt nội soi bằng ống mềm ở giai sau hơn một chút thì phải cắt phẫu thuật mở, sau khi cắt thì các bác sĩ sẽ có tư vấn cụ thể như: ăn mềm, ăn hoa quả gì,.. như vậy thì cần phải có một trường hợp cụ thể thì sẽ có lời khuyên cụ thể. Điều đặc biệt bạn cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ vì giai đoạn sớm sẽ điều trị khỏi hoàn toàn.

Các bài viết khác

Bình luận

Viết bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên