Hiện nay, thời tiết thu đông với các đợt không khí lạnh tràn về, trời hanh khô cùng với môi trường ô nhiễm... là những yếu tố thuận lợi khiến người dân hay mắc các bệnh về đường hô hấp, nhất là ở đối tượng trẻ nhỏ vốn nhạy cảm và sức đề kháng còn non kém. Trong các bệnh đường hô hấp thì viêm họng, viêm phế quản là hai bệnh khá phổ biến mà trẻ hay mắc phải.

Mỗi trẻ thường bị 4-6 lần mắc bệnh hô hấp/năm

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, bệnh lý hô hấp là bệnh rất phổ biến, nhất là ở nước ta hiện nay do đặc điểm khí hậu, ô nhiễm môi trường… Trung bình mỗi trẻ Việt thường bị từ 4-6 lần mắc bệnh hô hấp/năm.Họng là vùng cửa ngõ hầu họng tiếp xúc trực tiếp với vi rút, vi khuẩn, trong khi trẻ non nớt do sức đề kháng yếu lại bị tác nhân tấn công liên tục nên nguy cơ mắc bệnh cao. Trước đây người ta kỳ vọng giảm bệnh hô hấp nhưng có vẻ bệnh này ngày càng gia tăng, do đó cần dự phòng cho bản thân và trẻ em."Trong đường hô hấp của chúng ta đều có sẵn vi rút ở thể không hoạt động, do yếu tố thuận lợi (như thời tiết chẳng hạn) sẽ làm nó chuyển sang thể hoạt động gây bệnh về đường hô hấp. Biểu hiện sớm là viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, ho, chảy mũi trong, hơi đau đầu, quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn…. Ho lúc đầu ho khan, ho đờm, tiến triển dần. Đây là dấu hiệu khởi điểm hay gặp.Nếu để nặng hơn sẽ tiến triển nặng hơn gây viêm phế quản là bệnh đường hô hấp dưới với biểu hiện là ho nhiều khò khè, khó thở..."- PGS. Thuý phân tích.

80% bệnh do vi rút, chỉ 20% do vi khuẩn - Tuyệt đối không tự dùng kháng sinh

Hiện nay nhiều cha mẹ băn khoăn giữa nhóm các bệnh do vi khuẩn và vi rút gây ra, theo chuyên gia Nhi khoa, đây là vấn đề mà các nhà chuyên môn là bác sĩ cần phân biệt nguyên nhân gây bệnh khác nhau để có cách xử trí khác nhau. Bệnh do vi rút có thể tự khỏi sau 2-3 ngày và có đến 80% bệnh do vi rút gây nên; chỉ 20% do vi khuẩn. 

    PGS. Thuý tư vấn, với trẻ chỉ bị ho, cảm lạnh thông thường thì các biện pháp xông rất dễ chịu giúp thông mũi, hoặc vệ sinh nước muối cho trẻ. Nếu trẻ chỉ ho, chảy mũi cần rửa mũi, súc miệng, vệ sinh cho trẻ. Có thể dùng các loại thuốc đông y, thảo dược để dịu họng, mát họng, chúng hầu như không có tác dụng phụ, giúp trẻ loãng đờm ra, không đau họng, nuốt dễ… Cho trẻ ăn đồ lỏng, nhiều nước giúp hấp thu tốt làm lỏng đờm, vỗ long đờm… sẽ giảm tải sổ lượng vi rút ở mũi, triệu chứng thuyên giảm dần dần, sau 3 ngày trẻ đỡ hẳn. Thông thường bệnh không quá nặng như phụ huynh lo lắng.

    Trường hợp trẻ sốt cao liên tục, qua thăm khám có nhiễm khuẩn, họng có mủ, bỏ ăn, li bì khó đánh thức… thì cần dùng kháng sinh. Việc có quyết định dùng kháng sinh hay không là do bác sĩ quyết định, cha mẹ tuyệt đối không tự ý điều trị."Thực tế các gia đình hiện nay có ít con, cha mẹ dành mọi yêu thương cho con nên khi con hắt hơi, sổ mũi đã rất lo lắng, tuy nhiên theo tôi cần tăng cường kiến thức khoa học. Rửa nước muối cần phải được bác sĩ chỉ định đúng, kỹ thuật rửa đúng, chứ không thiết cần phải rửa hàng ngày. Mũi - họng thông nhau, rửa không đúng cách sẽ từ viêm mũi sẽ thành viêm tai cho nên không nên lạm dụng việc này. Nếu trẻ bị bệnh cần bình tĩnh không nên ngay lập tức vào viện vì dễ lây chéo khiến bệnh nặng hơn"- PGS. Thuý nói.

    Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ

    PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn, bất kỳ giai đoạn nào của trẻ, cha mẹ cũng cần phải chú ý chế độ dinh dưỡng cho con, không phải riêng lúc ốm đau. Nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, khi trẻ ăn đủ dinh dưỡng thì khả năng miễn dịch tốt hơn.Trẻ có dấu hiệu viêm đường hô hấp trên thì nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, ăn lỏng, chia nhỏ bữa ăn trong ngày, xen kẽ có thể là cháo súp, cho trẻ uống sữa, sinh tố thêm vào bữa phụ... Những món ăn gây kích thích làm họng tổn thương như ăn cay quá sẽ khiến trẻ bị ho, khó chịu hơn. Trẻ có nguy cơ dị ứng cần tránh món ăn gây dị ứng như cá, tôm, nhộng, lạc... vì dễ làm tăng tình trạng viêm đường hô hấp ở trẻ.Hiện nay việc sử dụng sản phẩm có tính chất kìm khuẩn, diệt khuẩn, giảm triệu chứng được bào chế, chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên được cấp phép đang khá được quan tâm. Các chuyên gia Nhật Bản khuyến cáo nên dùng các sản phẩm organic, không ăn sản phẩm biến đổi gen… Ngay cả WHO khuyến cáo điều trị bệnh lý đường hô hấp trên (ho, cảm lạnh) chỉ cần làm dịu họng chứ không cần giảm ho, dùng thảo dược giảm đau họng, làm dịu họng, điều hòa miễn dịch, cân bằng trở lại.Các bác sĩ cũng lưu ý, việc dùng sản phẩm thảo dược cần phải được cấp phép, chứng nhận về chất lượng, vệ sinh an toàn, thẩm định cụ thể chứ không phải tự chế, tự pha để dùng. Với các thuốc Tây y không phải lúc nào cũng khuyến cáo sử dụng mà phải có kê đơn của bác sĩ mới được sử dụng.


    Nguồn Suckhoedoisong - Dương Hải

    Các bài viết khác

    Bình luận

    Viết bình luận

    Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên